Được Bác Hồ ký “Lời đề tựa"
Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh tọa lạc trong khu vực Nhà lao Vinh trước đây; hiện lưu giữ, trưng bày và giới thiệu toàn bộ tiến trình của Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh những năm 1930-1931. Trong khuôn viên Bảo tàng rộng hơn 15.000m2 còn có hai công trình văn hóa rất linh thiêng là: Đài tưởng niệm các chiến sĩ yêu nước và cách mạng bị giam cầm tại nhà lao Vinh và nhà tưởng niệm gần 2.000 liệt sĩ trong Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh....
Năm 1960, để ghi nhớ công lao của các chiến sĩ đã hy sinh trong Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh và tôn vinh giá trị di sản văn hóa, cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã quyết định xây dựng Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh. Sau 3 năm xây dựng và chuẩn bị các điều kiện cần thiết, nhân kỷ niệm 33 năm Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (12-9-1930 đến 12-9-1963), Bảo tàng chính thức khánh thành, mở cửa đón khách tham quan, nghiên cứu và giáo dục truyền thống...
Xứng danh Nghệ Tĩnh “đỏ”
Trong dòng chảy lịch sử-văn hóa Việt Nam, xứ Nghệ mang dấu ấn nổi trội bởi khí chất của con người và vùng đất nơi đây. Nói đến Nghệ Tĩnh là người ta nghĩ ngay đến những con người can trường, tiên phong trong các cuộc cách mạng. Khi nói về Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Nghệ Tĩnh thật xứng đáng với danh hiệu “đỏ”.
Những “làng đỏ” tiêu biểu trong Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, đó là các làng thuộc tỉnh Nghệ An như: Ngọc Điền, Tiến Linh, Chi Nê (Hưng Nguyên); Thanh Hà, Võ Liệt (Thanh Chương); Phúc Thọ (Nghi Lộc); Ngọc Sơn (Đô Lương); Liên Thành (Yên Thành); Bến Thủy (TP Vinh); các làng thuộc tỉnh Hà Tĩnh như: Phù Việt (nay đã sáp nhập thành xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà); Hồng Lộc, Phù Lưu, Tân Lộc (Lộc Hà); Vĩnh Lộc (nay đã sáp nhập thành xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc); Sơn Châu (Hương Sơn); Phú Phong (Hương Khê); Gia Lách (Nghi Xuân); Kim Nặc (Cẩm Xuyên)...
Loading...