Đền Cuông - di tích gắn liền với những giai thoại nổi tiếng

30 Tháng 5, 2025 | Di tích lịch sử văn hóa

Đền Cuông (Nghệ An) nổi tiếng với nhiều giai thoại lịch sử để lại cùng không gian nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Địa điểm này được xây dựng để thờ cúng và tưởng nhớ công ơn của vua Thục An Dương Vương.

Đền Cuông - di tích gắn liền với những giai thoại nổi tiếng

Giới thiệu vài nét về Đền Cuông

Đền Cuông là một trong những địa điểm văn hóa linh thiêng được an vị tại núi Mộ Dạ thuộc huyện Diễn Châu, Nghệ An. Ngôi đền này đã bao đời tồn tại và thu hút nhiều tín đồ du lịch, văn hóa ghé qua tìm hiểu, khám phá.

Được biết, Đền Cuông Nghệ An là nơi tôn thờ và ghi nhớ công ơn của vua Thục Phán An Dương Vương. Đền còn được người dân địa phương biết đến với tên gọi khác là Đền Công. Sở hữu đền còn có cái tên vì khu vực núi Mộ Dạ, nơi đền ngự trị có khá nhiều chim công sinh sống.

Tương truyền, khu vực Đền Cuông ngày xưa là nơi vua Thục Phán tự vẫn sau khi giết chết con gái Mỵ Châu. Ngày nay, trên khu vực đỉnh núi Mộ Dạ còn có một am thờ công chúa Mỵ Châu, người đời vẫn thường gọi là am Mỵ Châu.

Vào ngày 21 tháng 2 năm 1975, Đền Cuông chính thức được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia. Vào ngày 14, 15, 16 tháng Hai Âm lịch, nơi đây sẽ tổ chức Lễ hội Đền Cuông và thu hút khá nhiều tín đồ du lịch, văn hóa tìm đến.

Lịch sử hình thành và phát triển

Chưa có tài liệu chính thức nào ghi chép về sự thành lập của Đền Cuông. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ 19, đã có tài liệu được ông Phạm Đình Hổ biên soạn nhắc đến ngôi đền này, đó chính là cuốn Vũ Trung Tùy Bút. Được biết, Đền Cuông còn được các đời vua Nguyễn từ Gia Long đến Khải Định cho tu sửa thường xuyên. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Đền Cuông đã bị hư hại khá nhiều. Đến năm 1990, ngôi đền mới được tu sửa và hoạt động trở lại.

Từ triều đại vua Đinh, Đền Cuông đã được các dã sử nhắc đến qua sự kiện tướng Võ Trung trấn giữ nơi đây đến thăm đền này. Ông vốn là một vị tướng nhà Đinh, có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn các sứ quân Ngô Xương Xí, Lã Xử Bình. Khi lên ngôi hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng đã phong cho ông chức đốc trấn Châu Hoan và đã lập nhiều chiến công cho đất nước.

Sau này, Võ Trung bị người khác mưu hại khiến vua Đinh giáng truất ông xuống làm huyện lệnh Đông Thành (nay thuộc huyện Yên Thành, Diễn Châu, tỉnh Nghệ An). Võ Trung ở Đông Thành khá được lòng dân, khiến nơi đây yên ổn nên được vua cho phục chức.

Tuy nhiên, khi hay tin vua Đinh mất, ông cáo bệnh để tránh trở lại kinh thành. Trong một lần đến chơi núi Mộ Dạ và vào bái đền Cuông, ông cũng hóa kiếp tại đây. Ở núi Mộ Dạ ngày nay cũng có một ngôi đền thờ ông Võ Trung.

0 Bình luận

Loading...