Bia Ma Nhai năm 1335 ở núi Thành Nam
Bia Ma Nhai năm 1335 ở núi Thành Nam
Bia Ma Nhai năm 1335 ở núi Thành Nam
Bia Ma Nhai năm 1335 ở núi Thành Nam
Bia Ma Nhai năm 1335 ở núi Thành Nam
Bia Ma Nhai năm 1335 ở núi Thành Nam
Bia Ma Nhai năm 1335 ở núi Thành Nam
Bia Ma Nhai năm 1335 ở núi Thành Nam
Bia Ma Nhai năm 1335 ở núi Thành Nam
Bia Ma Nhai năm 1335 ở núi Thành Nam

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Xã Chi Khê, Huyện Con Cuông, Tỉnh Nghệ An

BIA MA NHAI Tọa lạc tại một địa điểm có phong cảnh “sơn thủy hữu tình” thuộc xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, bia Ma Nhai là một chứng tích lịch sử duy nhất còn lại trên mảnh đất Nghệ An được khắc vào núi đá, có niên đại cách ngày nay gần 700 năm (1335). Bia ghi lại chiến công của Nhà Trần trong việc giữ gìn bờ cõi, chinh phạt ngoại xâm, thu lại đất đai bị mất, thể hiện thanh thế của nhà nước Đại Việt trong sự nghiệp củng cố nền độc lập của dân tộc. Vào những năm đầu thế kỷ XIV, dưới triều Nhà Trần, mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt với các nước láng giềng như Ai Lao, Chăm Pa có nhiều phức tạp. Lợi dụng tình hình đó, một số bộ tộc ở phía Tây, giáp với biên giới Nghệ An được sự hậu thuẫn của Ai Lao, đã nhiều lần đem quân đánh chiếm, cướp phá làm Nhân dân vô cùng cực khổ. Nhằm thể hiện sức mạnh của Đại Việt, đồng thời để bảo vệ bờ cõi, bảo vệ đời sống Nhân dân, năm Ất Hợi niên hiệu ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

BIA MA NHAI

 

Tọa lạc tại một địa điểm có phong cảnh “sơn thủy hữu tình” thuộc xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, bia Ma Nhai là một chứng tích lịch sử duy nhất còn lại trên mảnh đất Nghệ An được khắc vào núi đá, có niên đại cách ngày nay gần 700 năm (1335). Bia ghi lại chiến công của Nhà Trần trong việc giữ gìn bờ cõi, chinh phạt ngoại xâm, thu lại đất đai bị mất, thể hiện thanh thế của nhà nước Đại Việt trong sự nghiệp củng cố nền độc lập của dân tộc.

Vào những năm đầu thế kỷ XIV, dưới triều Nhà Trần, mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt với các nước láng giềng như Ai Lao, Chăm Pa có nhiều phức tạp. Lợi dụng tình hình đó, một số bộ tộc ở phía Tây, giáp với biên giới Nghệ An được sự hậu thuẫn của Ai Lao, đã nhiều lần đem quân đánh chiếm, cướp phá làm Nhân dân vô cùng cực khổ.

Nhằm thể hiện sức mạnh của Đại Việt, đồng thời để bảo vệ bờ cõi, bảo vệ đời sống Nhân dân, năm Ất Hợi niên hiệu Khai Hựu thứ 7 (1335) đời Vua Trần Hiến Tông, Thái thượng hoàng Trần Minh Tông quyết định thân chinh, “tự làm tướng đích thân chỉ huy quân đội, hiệu lệnh nghiêm minh, uy thanh vang dội” tiến đánh Ai Lao. Sau khi dẹp yên bờ cõi, Thượng hoàng liền lệnh Phát vận sứ Nguyễn Trung Ngạn soạn văn khắc vào vách núi kỷ niệm chiến thắng. Tấm bia hiện còn tại núi Thành Nam, xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Nguyên văn chữ Hán, tạm dịch như sau:

“Đời vua thứ sáu Triều Trần nước Đại Việt, Thái thượng hoàng đế Chương Nghiêu Văn Triết nhận được mệnh trời thương mến, làm chủ hết cả bốn cõi, khắp trong đất ngoài bể không ai không thần phục, thế mà nước Ai Lao nhỏ bé kia còn ngang ngạnh với giáo hóa của triều đình. Cuối thu năm Ất Hợi, nhà vua thống lĩnh sáu quân đi tuần ở cõi Tây. Thế tử nước Chiêm Thành, nước Chân Lạp, nước Xiêm và tù trưởng đạo thần là Quỳ, Cầm, Xa, Lặc rồi các bộ mán mới phụ thuộc là tù trưởng rơ Bôi Bồn, rợ Thanh Xa đều dâng sản vật của địa phương mình và tranh nhau đón rước. Chỉ một mình tên giặc Bổng cứ giữ thói u mê, sợ tội mà chưa tới chầu ngay. Đến cuối đông, vua đóng quân ở cánh đồng Cự Đồn thuộc Mật Châu rồi lệnh cho các tướng cùng với quân lính mọi rợ vào tận nơi ở của chúng. Tên giặc Bổng nghe uy thế liền trốn chạy, vua bèn xuống chiếu đem quân về. Ngày tháng 12 nhuận, mùa đông, năm Ất Hợi, niên hiệu Khai Hựu thứ 7, khắc vào đá”.

Toàn bộ văn bia ngắn gọn chỉ 14 dòng với 155 chữ, khắc sâu trên vách núi đá vôi có diện tích lớn (213cm x 155cm). Điều khá thú vị là nét chữ của nó to đạt mức kỉ lục, xếp vào hàng bia đá có nét chữ lớn nhất Việt Nam, trung bình mỗi chữ có đường kính khoảng 10,5cm. Sách Đại Nam nhất thống chí chép “... chữ to bằng bàn tay, khắc sâu vào đã hơn 1 tấc, nay hãy còn”. Theo thống kê của Viện Viễn Đông Bác Cổ, tính đến năm 1945, ở nước ta đã tìm thấy 1.157 Văn bia, chủ yếu là các văn bia có từ Triều Lê và Triều Nguyễn, còn văn bia của các triều đại đại bộ phận những văn bia kể trên đều là những văn bia chế tác từ đá nguyên khối. Độc trước đó rất ít và hầu hết đều tập trung chủ yếu tại địa bàn đồng bằng sông Hồng. Tuyệt đáo hơn cả là bia khắc trên núi đá như bia Ma Nhai (ma: mài, nhai: vách núi) bởi đây là bia khắc trực tiếp lên núi đá. Những văn bia này thường ghi lại các cuộc hành quân hay tuần du của vua chúa, như bia Ma Nhai “Thân chinh Phục Lễ Châu Đèo Cát Hãn” ở Lai Châu và Hòa Bình của Vua Lê Thái Tổ, bia Ma Nhai “Quê Lâm ngự chế” của Vua Lê Thái Tông hay các bài thơ của Vua Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông Chúa Trịnh Sâm, Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm,... khắc trên vách núi tại động Hồ Công, tỉnh Thanh Hóa,... Văn bia Ma Nhai kỷ công bia văn của Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn chính là một trong những tấm văn bia Ma Nhai cổ nhất tại Việt Nam hiện nay. Đây là một tư liệu đặc biệt quý hiếm trong công tác nghiên cứu sử học, văn học.

Sừng sững giữa đất trời, bia Ma Nhai đứng đó như một thông điệp nhắc nhở hậu thế luôn ghi nhớ công lao to lớn của cha ông trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi của Tổ quốc, độc lập của dân tộc. Là một minh chứng vững bền về tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường, khát vọng thống nhất giang sơn, giữ yên bờ cõi của Nhân dân Đại Việt. Đây là một di sản quý giá cần phải được quan tâm bảo tồn để lưu lại dấu ấn thời gian của cha ông ta, nhằm giáo dục cho thế thệ trẻ về lịch sử của dân tộc. Tháng 7 năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Ma Nhai kỷ công bị văn là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

 

 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí