Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế
Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế
Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế
Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế
Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế
Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế
Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế
Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế
Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế
Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế
Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế
Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế
Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế
Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế
Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế
Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế
Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế
Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế
Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế
Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế
Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế
Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế
Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế
Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế
Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế
Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế
Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Xã Vân Diên, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An

MỘ VÀ ĐỀN THỜ MAI HẮC ĐẾ Nằm cách thành phố Vinh - trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Nghệ An khoảng 20km về phía Tây, Lăng và khách đến tham quan, thăm viếng mỗi năm. đền thờ Mai Hắc Đế là một trong những di tích trọng điểm của huyện Nam Đàn, thu hút hàng nghìn lượt khách đến tham quan, thăm viếng mỗi năm. Nam Đàn được nhiều người biết đến không chỉ vì là nơi sản sinh ra nhiều bậc kỳ tài mà còn bởi khí phách, ý chí đấu tranh cách mạng của người dân nơi đây. Ở bất cứ thời kỳ nào, khi đất nước lẩm nguy, vùng đất này lại xuất hiện những anh hùng hào kiệt đứng ra cứu nước, giúp dân. Mai Hắc Đế là một trong số ấy. Mai Hắc Đế tên thật là Mai Thúc Loan, sinh ra và lớn lên tại động hòn Chèn, thôn Ngọc Trừng, xã Đông Liệt (nay là xã Nam Thái, huyện Nam Đàn). Tương truyền, thân mẫu Ngài một hôm trông việc nấu muối, bỗng thấy một làn khói ngũ sắc quấn quanh người, trong lòng thấy động rồi có thai, 12 tháng sau thì ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

MỘ VÀ ĐỀN THỜ MAI HẮC ĐẾ

 

Nằm cách thành phố Vinh - trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Nghệ An khoảng 20km về phía Tây, Lăng và khách đến tham quan, thăm viếng mỗi năm. đền thờ Mai Hắc Đế là một trong những di tích trọng điểm của huyện Nam Đàn, thu hút hàng nghìn lượt khách đến tham quan, thăm viếng mỗi năm.

Nam Đàn được nhiều người biết đến không chỉ vì là nơi sản sinh ra nhiều bậc kỳ tài mà còn bởi khí phách, ý chí đấu tranh cách mạng của người dân nơi đây. Ở bất cứ thời kỳ nào, khi đất nước lẩm nguy, vùng đất này lại xuất hiện những anh hùng hào kiệt đứng ra cứu nước, giúp dân. Mai Hắc Đế là một trong số ấy.

Mai Hắc Đế tên thật là Mai Thúc Loan, sinh ra và lớn lên tại động hòn Chèn, thôn Ngọc Trừng, xã Đông Liệt (nay là xã Nam Thái, huyện Nam Đàn). Tương truyền, thân mẫu Ngài một hôm trông việc nấu muối, bỗng thấy một làn khói ngũ sắc quấn quanh người, trong lòng thấy động rồi có thai, 12 tháng sau thì hạ sinh Ngài. Bà lấy tên quê mẹ làm họ (xã Mai Phụ, huyện Thiên Lộc nay thuộc huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh), đặt tên con là Thúc Loan. Mai Thúc Loan có sức khỏe hơn người, mặt đen như sắt, người cao hơn bảy thước, khí phách hùng vĩ, là một đô vật nổi tiếng trong vùng. Bấy giờ, nhà Đường cai trị nước ta rất hà khắc, luôn tìm cách vơ vét của ngon vật lạ. Ở Nam Đàn, dưới chân dãy Đại Huệ có giống vải thơm ngon nức tiếng. Hàng năm, Vua Đường bắt dân ta phải tiến cống vải với điều kiện hết sức khắt khe, xa ngàn dặm nhưng đến Kinh đô Tràng An phải còn tươi ngon. Bởi lý do đó, hàng trăm dân phu đã phải bỏ mạng trên đường đi tải vải.

“Năm dặm một chòi lính giục vội

Ngã hang, sa hổ chết chồng nhau”

Năm 713, trong một lần đi tải vải giữa trời nóng nực, nỗi căm hận dồn nén, Mai Thúc Loan đã vận động dân phu nổi dậy, giết bọn quan lính áp tải. Mọi người dùng trái “lệ chi” (quả vải) làm lễ ăn thề và tôn Mai Thúc Loan làm chủ soái. Ngay sau đó, Mai Thúc Loan kéo quân về Sa Nam lập căn cứ địa, tập hợp thêm quân, xây thành, đắp lũy chống giặc. Nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng, Mai Thúc Loan đã giải phóng được một vùng giang sơn rộng lớn, từ châu Hoan, châu Diễn đến châu Ái. Thừa thắng xông lên, ông tiến quân đánh thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay), tướng giặc là Quang Sở Khách sợ hãi bỏ thành chạy trốn. Mai Thúc Loan được Nhân dân tôn làm Vua, đóng đô ở Vạn An, hiệu là Mai Hắc Đế. Sau khi lên ngôi Vua, Mai Thúc Loan xóa bỏ tô thuế, cống nạp... Nhân dân được hưởng cuộc sống yên vui, hạnh phúc.

Năm Nhâm Tuất, Đường Huyền Tông thứ 10 (722), Vua Đường sai Phiêu kị tướng quân kiêm Nội thị Dương Tư Húc đem 10 vạn quân cùng Quang Sở Khách phối hợp tiêu diệt nghĩa quân.

Trước sức mạnh của kẻ địch, lại bị tấn công bất ngờ, thành Vạn An thất thủ, Vua Mai lui quân về núi Hùng Sơn (còn gọi là Hùng Lĩnh hay Đun Sơn) cố thủ. Giữa lúc tình thế đang gay go, ác liệt thì vị lãnh tụ tối cao của phong trào bị ốm nặng và qua đời. Trước khi băng hà, Vua Mai trao toàn quyền chỉ huy cho con là Mai Thúc Huy (thường gọi là Mai Thiếu Đế). Dù tuổi đời con ít nhưng Mai Thúc Huy đã tiếp nối được khí phách của cha, anh dũng đương đầu với kẻ địch, khiến cho quân Đường vất vả lắm mới dập tắt được. Sau khi Mai Thúc Loan mất, thi hài Ngài được an táng tại núi Hùng Sơn. Về sau, nhớ đến công lao của Ngài, Nhân dân đã lập đền trên núi Vệ Sơn, đời đời thờ phụng. Trong tâm thức của những người dân Nam Đàn, người anh hùng Mai Thúc Loan được khắc họa một cách giản dị nhưng đầy tự hào:

“Có Vua Mai Hắc Đế

Người trên rừng dưới bể

Từ kẻ chợ người cày

Người như nước như mây

Đất An Nam tụ khí

Đất Nam mình tụ khí...”

Đền thờ Vua Mai ban đầu được dựng đơn sơ, đến thời Nguyễn, Nhân dân mới trùng tu, tôn tạo khang trang, bề thế, gồm 3 tòa, bố cục kiến trúc kiểu chữ “Tam”, ngoài ra, còn có các công trình như tam quan, tả, hữu vu. Trải qua nhiều lần tu bổ, đền thờ Mai Hắc Đế vẫn cơ bản giữ được bố cục và kết cấu kiến trúc thời Nguyễn.

Miếu mộ Vua Mai được xây dựng theo kiểu “tiền miếu hậu mộ”, gồm các công trình: bái đường hậu cung, tả, hữu vu, mộ... Trong đó, các công trình chính của miếu được bố cục kiểu chữ “Khẩu” - dạng bố cục ít thấy ở Nghệ An. Năm 1996, Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế đã được xếp hạng là Di tích cấp quốc gia tại Quyết định số 51 QĐ/BT, ngày 12/01/1996 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin.

Hiện nay, cùng với nhiều di tích khác trong vùng phụ cận như Khu di tích Kim Liên, Khu Lưu niệm Phan Bội Châu... di tích Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế trở thành điểm đến không thể thiếu của du khách khi về thăm quê hương Bác Hồ.

 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí