Tham quan chế độ CAMERA
Giá: Miễn phí
Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
Địa chỉ: Xã Giai Xuân, Huyện Tân Kỳ, Tỉnh Nghệ An
CÂY SANH DI SẢN TRÊN 1000 NĂM TUỔI
Cây sanh di sản trên 1000 năm tuổi nằm trên địa phận bản Kẻ Mui, xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, được công nhận là cây di sản Việt Nam. Giữa núi rừng rộng lớn, cây sanh cổ thụ hàng ngàn năm tuổi đứng sừng sững càng khiến những người chứng kiến trầm trồ, thán phục.
Theo quan sát, cây sanh có chiều cao gần 30m, tán rộng khoảng 60 m2. Thân cây rộng lớn tỏa bóng ôm trọn trên hai khối đá quý chồng lên nhau. Khối đá phía trên hình tròn được hàng trăm rễ cây bao bọc, còn tảng đá phía dưới hình vuông nứt làm đôi, 4 rễ cây được thả từ trên cành xuống đất giống với hình tượng 4 chân đế của ngai vàng giữ cho thân cây đứng vững trong hàng ngàn năm qua. Xung quanh các mặt của gốc cây được bộ rễ tạo ra rất nhiều hình thù đặc sắc.
Nhìn tổng thể, cây sanh rất giống hình ảnh một chú gà trống dùng chân ôm trọn một đĩa xôi được đặt trên một chiếc mâm. Điều đặc biệt, rễ cây và đá bám chặt lấy nhau cuộn như một con rồng đang ngậm ngọc, các rễ từ trên cây thả xuống xung quanh hình dạng như phượng múa rồng bay, rất đẹp mắt.
Được biết, khối đá cây sanh bao bọc là đá hoa cương (garanít), tảng đá phía dưới nặng khoảng 160 tấn và hòn đá phía trên giống như một viên ngọc lớn có trọng lượng khoảng 25 tấn. Chính những người dân sống lâu năm ở đây cũng không lý giải được tại sao, hai tảng đá này có thể xếp chồng lên nhau vững chắc như vậy được. Chắc chắn, không ai có thể bê tảng đá hàng chục tấn đặt lên nhau trong khu rừng hoang vắng này. Những cụ cao niên trong làng quan niệm rằng, hai tảng đá đó là biểu tượng của trời và đất. Theo quan niệm của người Việt cổ, hòn đá tròn phía trên tượng trưng cho trời còn tảng đá hình vuông phía dưới là biểu tượng của đất.
Những người dân nơi đây cũng không biết cây cổ thụ đó có từ bao giờ, chỉ biết từ nhỏ đã thấy “cụ” cây sừng sững như vậy giữa núi rừng. Các già làng ở bản Kẻ Mui cho biết, từ đời này qua đời khác những người già trong bản luôn dặn dò con cháu rằng, cây sanh cổ thụ gắn với huyền thoại bà “Da Kheét”, một nhân vật linh thiêng luôn phù hộ cho dân bản.
Vùng đất xung quanh cây sanh quý từ xưa được dân làng gọi là đất “Đáu”, tức là vùng đất linh thiêng nơi bà Da Kheét sinh sống. Hiện nay, người dân nơi đây vẫn luôn giữ sự kính cẩn đó đối với cây cổ thụ. Điều này được thể hiện ở chỗ, cứ mỗi lần dân bản bắt đầu vào mùa sản xuất trồng trọt, họ đều đến cây sanh làm lễ, cầu mong bà Da Kheét phù hộ mùa màng bội thu, và mỗi khi thu hoạch, họ cũng không quên mang lễ vật đến tạ ơn. Vị trí “cụ” cây tọa lạc ngay trên con đường hành quân Nam chinh làm nên chiến thắng “trúc chẻ tro bay” của Lê Lợi và cuộc thần tốc hành quân ra bắc của vua Quang Trung. Ở Thế kỉ thứ XVIII, đây là nơi cứ điểm của nghĩa quân Lê Duy Mật và cũng là căn cứ hậu cần kháng chiến thời chống Pháp và chống Mỹ của quân khu 4.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa đó, cây sanh cổ thụ càng được nhiều người trong và ngoài huyện tìm đến để chiêm nghiệm, tìm hiểu, khám phá. Tin tưởng rằng, nếu biết khai thác, liên kết với các điểm khác trên địa bàn và khu vực lân cận, cây sanh cổ thụ sẽ là một địa điểm du lịch thú vị, thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh.
Khoảng cách: 6,98 km
Khoảng cách: 8,75 km
Khoảng cách: 8,98 km
Khoảng cách: 13,96 km
Khoảng cách: 13,99 km
Khoảng cách: 14,13 km
Khoảng cách: 14,18 km
Khoảng cách: 14,29 km
Khoảng cách: 14,33 km
Khoảng cách: 14,45 km
Khoảng cách: 14,48 km
Khoảng cách: 14,74 km
Khoảng cách: 6,35 km
Khoảng cách: 13,31 km
Khoảng cách: 13,72 km
Khoảng cách: 13,75 km
Khoảng cách: 14,03 km
Khoảng cách: 14,05 km
Khoảng cách: 14,08 km
Khoảng cách: 14,20 km
Khoảng cách: 14,35 km
Khoảng cách: 14,46 km
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 5,48 km
Khoảng cách: 10,02 km
Khoảng cách: 12,17 km
Khoảng cách: 12,21 km
Khoảng cách: 12,99 km
Khoảng cách: 14,06 km
Khoảng cách: 14,40 km
Khoảng cách: 14,58 km
Khoảng cách: 15,59 km
Khoảng cách: 18,27 km
Khoảng cách: 19,57 km
Khoảng cách: 13,06 km
Khoảng cách: 13,80 km
Khoảng cách: 13,80 km
Khoảng cách: 14,89 km