Tham quan chế độ CAMERA
Giá: Miễn phí
Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
Địa chỉ: Xã Quỳnh Nghĩa, Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An
ĐỀN THƯỢNG – QUỲNH LƯU
Đền Thượng thuộc xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đền được xây dựng vào thời Trần, thờ thần Cao Sơn Cao Các.
Đền ngoảnh hướng Đông Nam, nằm trên nền đất cao ráo thoáng mát, có nhiều cây cối rậm rạp, xưa, kết cấu kiến trúc theo kiểu chữ Tam, gồm có 3 toà: Hạ điện, Trung điện và Thượng điện. Trải qua biến thiên của lịch sử, Hạ điện không còn nữa.
Trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), đền Thượng được chọn làm nơi hoạt động bí mật của Đảng ở địa phương, nơi tổ chức hội họp, in ấn tài liệu, nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của làng Phú Nghĩa Thượng và cũng là nơi diễn ra các cuộc mít tinh, biểu tình giành chính quyền; địa điểm diễn thuyết, treo cờ Đảng trong các cuộc đấu tranh hưởng ứng cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Đặc biệt, giai đoạn 1933-1945, đền Thượng là nơi tổ chức nhiều cuộc hội họp, nơi thành lập các tổ chức quần chúng nhằm chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đền Thượng là kho cất giấu vũ khí và hàng hoá của Nhà nước, là nơi diễn ra lễ tiễn đưa hàng trăm con em lên đường đánh giặc cứu nước, giành độc lập tự do cho dân tộc.
Cũng như các làng quê khác ở xứ Nghệ, đền Thượng là nơi tổ nhiều kì lễ gắn với làng Phú Nghĩa như lễ Kỳ phúc, Khai hạ, Đoan ngọ…Đến ngày lễ hội, toàn bộ dân làng tập trung tại đền để tổ chức tế lễ và vui chơi. Cứ 12 năm một lần, dân làng Phú Nghĩa lại tổ chức lễ kỷ niệm và diễn cảnh đánh giặc hóp vào ngày Rằm tháng 2 để tưởng nhớ đến công ơn của Mỹ quận công Trương Đắc Phủ.
Đặc biệt, vào năm 2015, Lễ hội đền Thượng được nhân dân địa phương tổ chức rất long trọng với quy mô lớn. Bên cạnh phần lễ truyền thống được tiến hành một cách trang nghiêm trong đền; ở phía ngoài đền, phần hội cũng được diễn ra rất sôi nổi, phong phú với nhiều trò chơi dân gian như: Đấu vật, đánh đu, đánh cờ thẻ, đánh cờ người, kéo co, đẩy gậy, diễn tuồng, hát dân ca, chèo, cải lương.... không những thu hút các tầng lớp nhân dân trong và ngoài làng, mà còn cả những người con quê hương từ mọi miền Tổ quốc, khách thập phương về tham dự.
Sự hiện diện của Đền cùng với các tài liệu lịch sử, hiện vật quý còn lưu giữ tại di tích, như: thần phả, sắc phong, long ngai, bài vị, câu đối, bức đại tự ... là những bằng chứng chân thực, có giá trị giúp chúng ta hiểu hơn về bối cảnh xã hội, đời sống văn hóa, ý chí đấu tranh cách mạng của một vùng quê xứ Nghệ nói chung và quê hương Quỳnh Nghĩa nói riêng trên con đường xây dựng và phát triển.
Năm 1996, đền Thượng đã được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia.
Khoảng cách: 1,21 km
Khoảng cách: 1,72 km
Khoảng cách: 3,01 km
Khoảng cách: 5,44 km
Khoảng cách: 7,99 km
Khoảng cách: 8,29 km
Khoảng cách: 8,52 km
Khoảng cách: 9,17 km
Khoảng cách: 9,34 km
Khoảng cách: 10,72 km
Khoảng cách: 10,72 km
Khoảng cách: 10,76 km
Khoảng cách: 11 km
Khoảng cách: 11,10 km
Khoảng cách: 13,51 km
Khoảng cách: 13,54 km
Khoảng cách: 13,97 km
Khoảng cách: 15,76 km
Khoảng cách: 7,07 km
Khoảng cách: 9,20 km
Khoảng cách: 9,67 km
Khoảng cách: 10,22 km
Khoảng cách: 11,19 km
Khoảng cách: 11,22 km
Khoảng cách: 11,33 km
Khoảng cách: 11,39 km
Khoảng cách: 14,15 km
Khoảng cách: 14,16 km
Khoảng cách: 16,90 km
Khoảng cách: 18,99 km
Khoảng cách: 19,36 km
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 310 m
Khoảng cách: 1,17 km
Khoảng cách: 3,42 km
Khoảng cách: 4,40 km
Khoảng cách: 4,41 km
Khoảng cách: 4,93 km
Khoảng cách: 5,73 km
Khoảng cách: 6,15 km
Khoảng cách: 6,24 km
Khoảng cách: 6,40 km
Khoảng cách: 7,07 km
Khoảng cách: 8,50 km
Khoảng cách: 9,65 km
Khoảng cách: 10,49 km
Khoảng cách: 10,87 km
Khoảng cách: 10,90 km
Khoảng cách: 11,65 km
Khoảng cách: 6,96 km
Khoảng cách: 9,87 km
Khoảng cách: 10,67 km
Khoảng cách: 10,86 km
Khoảng cách: 11,89 km
Khoảng cách: 13,13 km
Khoảng cách: 13,38 km