Đình Quỳnh Đôi
Đình Quỳnh Đôi
Đình Quỳnh Đôi
Đình Quỳnh Đôi
Đình Quỳnh Đôi
Đình Quỳnh Đôi
Đình Quỳnh Đôi
Đình Quỳnh Đôi
Đình Quỳnh Đôi
Đình Quỳnh Đôi
Đình Quỳnh Đôi
Đình Quỳnh Đôi
Đình Quỳnh Đôi
Đình Quỳnh Đôi
Đình Quỳnh Đôi

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Xã Quỳnh Đôi, Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An

ĐÌNH QUỲNH ĐÔI – QUỲNH LƯU Đình Quỳnh Đôi thuộc xã Quỳnh Đôi, huyện quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. khởi dựng từ thời Lê Trung hưng, để làm nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Đình được tu bổ, tôn tạo nhiều lần, quy mô nhất là thời vua Tự Đức (1847 - 1883), với sự đóng góp của nhiều người, trong đó, nổi bật nhất là danh sỹ Phạm Đình Toái. Di tích nhìn về hướng Nam, toạ lạc trên mảnh đất nổi tiếng văn vật, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Đây là một trong những ngôi đình cổ, có quy mô lớn ở Nghệ An, với kiến trúc 5 gian, 2 hồi, 6 bộ vì kèo bằng gỗ lim, cột cao 5,3m, đường kính 0,4m, điểm xuyết trên các cấu kiện gỗ là các hoa văn đề tài “tứ linh”, “tứ quý”, tôn thêm giá trị thẩm mỹ và sự uy nghi cho đình. Trước sân đình dựng 2 bia đá nói về lịch sử xây dựng và trùng tu đình. Đây là nơi diễn ra mọi sinh hoạt chung của cả làng, hàng năm, Nhân dân thường tổ chức các kỳ lễ như lễ Kỳ yên, ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

ĐÌNH QUỲNH ĐÔI – QUỲNH LƯU

 

Đình Quỳnh Đôi thuộc xã Quỳnh Đôi, huyện quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. khởi dựng từ thời Lê Trung hưng, để làm nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Đình được tu bổ, tôn tạo nhiều lần, quy mô nhất là thời vua Tự Đức (1847 - 1883), với sự đóng góp của nhiều người, trong đó, nổi bật nhất là danh sỹ Phạm Đình Toái.

Di tích nhìn về hướng Nam, toạ lạc trên mảnh đất nổi tiếng văn vật, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Đây là một trong những ngôi đình cổ, có quy mô lớn ở Nghệ An, với kiến trúc 5 gian, 2 hồi, 6 bộ vì kèo bằng gỗ lim, cột cao 5,3m, đường kính 0,4m, điểm xuyết trên các cấu kiện gỗ là các hoa văn đề tài “tứ linh”, “tứ quý”, tôn thêm giá trị thẩm mỹ và sự uy nghi cho đình. Trước sân đình dựng 2 bia đá nói về lịch sử xây dựng và trùng tu đình.

Đây là nơi diễn ra mọi sinh hoạt chung của cả làng, hàng năm, Nhân dân thường tổ chức các kỳ lễ như lễ Kỳ yên, lễ Kỳ phúc.... khá long trọng, nhất là Lễ rước Thần từ Đền Thần về đình làng. Sau khi hoàn thành các nghi thức tế lễ truyền thống, dân làng tổ chức các trò vui chơi, ca hát rất sôi nổi. 

Đình Quỳnh Đôi là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của địa phương và của dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, đình gắn liền với phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931), là nơi treo cờ Đảng, rải truyền đơn và phát tiếng trống lệnh hiệu triệu đồng bào, tập hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân để đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến và tay sai, lập nên chính quyền Xô Viết – chính quyền cách mạng theo gương Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Di tích còn là chứng tích tố cáo tội ác của bọn thực dân, phong kiến. Từ tháng 01/1931, thực dân Pháp đã biến đình trở thành nơi giam cầm, tra tấn những người hoạt động cách mạng. Tháng 2/1931, chúng xử bắn 9 chiến sỹ cộng sản kiên trung ở trước cửa đình nhằm khủng bố, đàn áp và huỷ hoại thành quả của phong trào cách mạng.

Ngày 15/8/1945, hàng ngàn người đã tập hợp tại đình để tham gia cướp chính quyền. Đây cũng là nơi chứng kiến bàn giao ấn tín, giấy tờ của chế độ cũ cho chính quyền cách mạng.

Hiện nay, đình đang được chính quyền và Nhân dân bảo tồn, phát huy, là biểu tượng tốt đẹp của bao thế hệ người dân làng Quỳnh. Đình Quỳnh Đôi được Bộ Văn hoá Thông tin  xếp hạng là di tích Lịch sử cấp quốc gia tại Quyết định số 2547/QĐ ngày 30/8/1991./.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí