Lễ hội Đền Hồng Sơn
Lễ hội Đền Hồng Sơn
Lễ hội Đền Hồng Sơn
Lễ hội Đền Hồng Sơn
Lễ hội Đền Hồng Sơn
Lễ hội Đền Hồng Sơn
Lễ hội Đền Hồng Sơn

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Phường Hồng Sơn, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An

Lễ hội Đền Hồng Sơn Đền Hồng Sơn trước đây là Võ miếu linh từ, được xây dựng từ thời Trần để thờ Quan Vân Trường- Vị tướng tài ba trung nghĩa thời Tam Quốc. Người đã có công giúp Lưu Bị gây nên nghiệp Đế, lập ra nhà Thục, ông được người đời tôn vinh là vị Thánh. Thời Pháp thuộc, Võ miếu linh từ còn được gọi là đền nhà Ông. Năm 1982, Phường Hồng Sơn được thành lập, Di tích Võ miếu bấy giờ lấy tên địa danh của Phường nên tên Đền Hồng Sơn cũng có từ đó. Về mặt văn hoá phi vật thể, hằng năm đền Hồng Sơn đã thành nếp sinh hoạt thường kỳ trong nhân dân, có 3 kỳ lễ hội tưng bừng náo nhiệt:  - Mồng 3 tháng 3 âm lịch: Kỷ niệm ngày giỗ đức Thánh mẫu  - Mồng 10 tháng 3 âm lịch: Kỷ niệm ngày giỗ tổ Hùng Vương  - Ngày 20 tháng 8 âm lịch: Kỷ Niệm ngày giỗ Đức Thánh Trần Lễ hội thường được tính theo ngày âm lịch đã thu hút hàng ngàn lượt người khắp nơi trong thành phố và vùng phụ cận về tham dự Lễ hội ngày Giỗ ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Lễ hội Đền Hồng Sơn

Đền Hồng Sơn trước đây là Võ miếu linh từ, được xây dựng từ thời Trần để thờ Quan Vân Trường- Vị tướng tài ba trung nghĩa thời Tam Quốc. Người đã có công giúp Lưu Bị gây nên nghiệp Đế, lập ra nhà Thục, ông được người đời tôn vinh là vị Thánh. Thời Pháp thuộc, Võ miếu linh từ còn được gọi là đền nhà Ông. Năm 1982, Phường Hồng Sơn được thành lập, Di tích Võ miếu bấy giờ lấy tên địa danh của Phường nên tên Đền Hồng Sơn cũng có từ đó.

Về mặt văn hoá phi vật thể, hằng năm đền Hồng Sơn đã thành nếp sinh hoạt thường kỳ trong nhân dân, có 3 kỳ lễ hội tưng bừng náo nhiệt:

 - Mồng 3 tháng 3 âm lịch: Kỷ niệm ngày giỗ đức Thánh mẫu

 - Mồng 10 tháng 3 âm lịch: Kỷ niệm ngày giỗ tổ Hùng Vương

 - Ngày 20 tháng 8 âm lịch: Kỷ Niệm ngày giỗ Đức Thánh Trần

Lễ hội thường được tính theo ngày âm lịch đã thu hút hàng ngàn lượt người khắp nơi trong thành phố và vùng phụ cận về tham dự

Lễ hội ngày Giỗ Thánh Mẫu Liễu Hạnh (ngày 03 tháng 03 Âm lịch): Theo truyền thuyết dân gian Việt Nam, Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một vị thánh trong Tứ Bất Tử. Thánh Mẫu là con gái của Ngọc Hoàng, đã 3 lần giáng sinh phàm trần, hiển linh giúp dân giúp nước. Thánh Mẫu từng được triều đại phong kiến từ thời Lê đến thời Nguyễn cấp nhiều sắc, tôn phong là "Mẫu nghi thiên hạ" và được nhân dân cả nước thờ phụng, tôn vinh.

Hàng năm vào ngày 3/3 âm lịch TP Vinh đều thành kính tổ chức lễ giỗ Đức Thánh Mẫu trang trọng, thu hút đông đảo nhân dân về dự lễ.

Lễ giỗ tổ Hùng Vương hàng năm tại đền Hồng Sơn được tổ chức trong không khí trang trọng, linh thiêng, đúng nghi thức gồm 2 phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ có lễ dâng hương, dâng hoa, đọc văn tế và lễ dâng bánh chưng, bánh dày trước bàn thờ của các vua Hùng; phần hội có biểu diễn võ thuật thể hiện hào khí vua Hùng; thi kéo co, đẩy gậy giữa các phường, xã. Đây là một hoạt động văn hóa tâm linh mang đậm nét văn hóa Việt hướng về cội nguồn, ca ngợi và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Vua Hùng cũng như các thế hệ anh hùng dân tộc đã chiến đấu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Ngày lễ Giỗ Đức Thánh Trần: Trần Quốc Tuấn không chỉ là vị tướng giỏi cầm quân xông pha trận mạc, mà còn là một nhà chính trị lỗi lạc, nhà văn hoá dân tộc, một vị tướng tài ba “đa mưu túc kế’’, biết địch biết ta. Công lao to lớn của Người là ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông - một thế lực hung bạo nhất thế giới lúc bấy giờ. Từ xưa đến nay trong tiềm thức của người dân đất Việt, Người là một vị Thánh gọi là “Đức Thánh Trần”, luôn hiển linh giúp dân cứu nước. Người được nhân dân tôn thờ ở khắp mọi miền đất nước và ở TP Vinh - Nghệ An cũng có một nơi như thế.

Ngoài những ngày lễ hội nói trên, Đền Hồng Sơn còn là nơi mà du khách thập phương trong nước và Quốc tế đến vãn cảnh, du lịch. Những ngày đầu xuân, Đền trở thành sân chơi cho những người yêu thơ, yêu nhạc họp mặt bình thơ. Đền thực sự trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh lành mạnh, không thể thiếu được của nhân dân.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí