Lễ hội đình Đông
Lễ hội đình Đông
Lễ hội đình Đông
Lễ hội đình Đông
Lễ hội đình Đông
Lễ hội đình Đông
Lễ hội đình Đông
Lễ hội đình Đông
Lễ hội đình Đông
Lễ hội đình Đông
Lễ hội đình Đông

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Xã Khánh Thành, Huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An

Lễ hội đình Đông xã Khánh thành, huyện Yên Thành      Đình Đông cách trung tâm thành phố Vinh 60km về phía Bắc, cách Thị trấn Yên Thành 7km về phía Tây – Nam. Di tích đình Đông được xây dựng vào thời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức thứ 3 (1472), thế kỷ XVI để thờ vị thần các vị thàn có công với dân với nước với quê hương như: Tứ Vị Thánh Nương. Ngoài ra, còn hợp tế một số nhân vật khác như Nguyễn Xuân Khoan, Cao Sơn, Cao Các, Lý Thiên Cương, Phan Thúc Trực, Phan Hàm Mâu, Nguyễn Trung Lao. Đình Đông là một ngôi đền còn giữ được nhiều nét cổ kính với kiến trúc 3 tòa, quy mô bề thế, ở sự đăng đối, hài hoà trong nghệ thuật thể hiện, sắp đặt kiến trúc và ở sự mềm mại, tinh tế trong từng cấu kiện kiến trúc. Phong cách kiến trúc mang đậm tính dân tộc, giản dị, khiêm tốn, nhẹ nhàng, gắn liền với thiên nhiên, ruộng đồng, dòng sông và con người xứ Nghệ. Đặc biệt tại di tích nhiều hiện vật cổ, quý như long ngai, hương án, ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Lễ hội đình Đông xã Khánh thành, huyện Yên Thành

     Đình Đông cách trung tâm thành phố Vinh 60km về phía Bắc, cách Thị trấn Yên Thành 7km về phía Tây – Nam.

Di tích đình Đông được xây dựng vào thời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức thứ 3 (1472), thế kỷ XVI để thờ vị thần các vị thàn có công với dân với nước với quê hương như: Tứ Vị Thánh Nương. Ngoài ra, còn hợp tế một số nhân vật khác như Nguyễn Xuân Khoan, Cao Sơn, Cao Các, Lý Thiên Cương, Phan Thúc Trực, Phan Hàm Mâu, Nguyễn Trung Lao.

Đình Đông là một ngôi đền còn giữ được nhiều nét cổ kính với kiến trúc 3 tòa, quy mô bề thế, ở sự đăng đối, hài hoà trong nghệ thuật thể hiện, sắp đặt kiến trúc và ở sự mềm mại, tinh tế trong từng cấu kiện kiến trúc. Phong cách kiến trúc mang đậm tính dân tộc, giản dị, khiêm tốn, nhẹ nhàng, gắn liền với thiên nhiên, ruộng đồng, dòng sông và con người xứ Nghệ.

Đặc biệt tại di tích nhiều hiện vật cổ, quý như long ngai, hương án, lư hương, sắc phong, gia phả, câu đối,…. Đây là những cổ vật quý, vừa mang tính lịch sử vừa có giá trị văn hóa, giá trị thẩm mỹ nhưng vẫn đậm chất nghệ thuật, bởi trên đó khắc hoạ phong phú và sinh động các đề tài như tứ linh, tứ quý, thể hiện trình độ, tay nghề của nghệ nhân, góp phần vào việc nghiên cứu phong cách và hình thức thể hiện mỹ thuật của các triều đại phong kiến Việt Nam.

Bên cạnh đó, Đình Đông còn là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, nơi cố kết tình cảm bền chặt của nhân dân xã Khánh Thành và vùng phụ cận. Hàng năm tại đền diễn ra hai kỳ lễ trọng: lễ Khai hạ vào ngày 7 tháng Giêng và lễ sắp ấn giao quan vào 25 tháng 12 âm lịch. Trong đó lễ khai hạ là là lễ hội của làng. Vào dịp này, nhân dân tổ chức lễ rước, lễ tế thần. Ngoài ra còn tổ chức phần hội với các hoạt động văn hóa văn nghệ hấp dẫn thu hút đông đảo du khách như kéo co, thi hát tuồng, thi đánh trống, đánh cờ người.  Đây là một hoạt động tâm linh ý nghĩa thể hiện lòng tri ân đối với các vị thần, đồng thời cầu xin thần linh ứng che chở cho muôn dân trăm họ. Lễ là dịp để mọi người hướng về cội nguồn, được thắp nén hương thơm dâng lên các vị thần.

Ngoài ra chính những hoạt động đang diễn ra hiện nay tại đình góp phần gìn giữ và làm dày thêm những giá trị văn hoá phi vật thể mà cha ông đã dày công sáng tạo và lưu truyền.

 

 

 

 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực