Bản Cao Vều
Bản Cao Vều
Bản Cao Vều
Bản Cao Vều
Bản Cao Vều
Bản Cao Vều
Bản Cao Vều
Bản Cao Vều
Bản Cao Vều
Bản Cao Vều

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Xã Phúc Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An

BẢN CAO VỀU – ANH SƠN Bản Cao Vều thuộc xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, cách trung tâm huyện Anh Sơn gần 20 km, là bản duy nhất của huyện nằm ở khu vực biên giới giáp nước bạn Lào. Hiện nay, toàn bản có gần 300 hộ dân, chủ yếu là dân tộc Thái, được chia thành 4 thôn: Vều 1, Vều 2, Vều 3 và Vều 4 theo khu vực dân cư và địa lý. Đất đai của bản chủ yếu là đất đồi, thích hợp trồng các loại cây cao su, keo, chè ... Những năm qua, dự án trồng cao su của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Cao su Nghệ An đã triển khai tại đây. Đến thời điểm này, cây cao su được phủ kín tại các chân đồi, đang hứa hẹn khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. Những mầm cao su mọc lên xanh tốt, báo hiệu một cuộc sống khởi sắc của bà con vùng biên trong thời gian tới. Bản Cao Vều có dòng sông Giăng chảy qua, vừa mang lại khí hậu mát mẻ, vừa cung cấp nguồn thủy sản phong phú. Bởi vậy, ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

BẢN CAO VỀU – ANH SƠN

Bản Cao Vều thuộc xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, cách trung tâm huyện Anh Sơn gần 20 km, là bản duy nhất của huyện nằm ở khu vực biên giới giáp nước bạn Lào. Hiện nay, toàn bản có gần 300 hộ dân, chủ yếu là dân tộc Thái, được chia thành 4 thôn: Vều 1, Vều 2, Vều 3 và Vều 4 theo khu vực dân cư và địa lý.

Đất đai của bản chủ yếu là đất đồi, thích hợp trồng các loại cây cao su, keo, chè ... Những năm qua, dự án trồng cao su của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Cao su Nghệ An đã triển khai tại đây. Đến thời điểm này, cây cao su được phủ kín tại các chân đồi, đang hứa hẹn khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. Những mầm cao su mọc lên xanh tốt, báo hiệu một cuộc sống khởi sắc của bà con vùng biên trong thời gian tới.

Bản Cao Vều có dòng sông Giăng chảy qua, vừa mang lại khí hậu mát mẻ, vừa cung cấp nguồn thủy sản phong phú. Bởi vậy, phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng đang được chính quyền địa phương nơi đây chú trọng, trong đó, khu du lịch sinh thái bãi tắm Vực Bụt, thuộc thôn Vều 4 đã bước đầu được đưa vào khai thác.

Khu du lịch sinh thái bãi tắm Vực Bụt có vẻ đẹp tự nhiên, cùng dòng nước trong xanh, bãi tắm thoai thoải và không quá sâu, không chỉ đem lại cho du khách cảm giác được đắm mình trong vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng mà du khách còn được thưởng thức những món ăn mang đậm bản sắc dân tộc của đồng bào miền tây xứ Nghệ như:  cơm lam, cá mát, nộm hoa chuối, gà nướng,…

Cách đó không xa, tại thôn Vều 1, bãi tắm Cây Sung cũng hấp dẫn không kém. Sở dĩ bãi tắm có tên gọi này là vì ở đây có cây sung nhiều năm tuổi, đổ bóng râm mát, vừa tạo cảnh quan, vừa góp phần làm cho dòng nước thêm mát mẻ, là địa điểm lý tưởng để các bạn trẻ tham quan theo hình thức dã ngoại.

Hiện nay, nhận thấy lợi thế của khu vực này, huyện Anh Sơn và xã Phúc Sơn  đang tích cực thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, các chương trình dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như nhà hàng, nhà du lịch cộng đồng xanh, sạch, đẹp. Đồng thời, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của bà con đồng bào dân tộc Thái để thu hút khách du lịch.

 

 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí