Uống nước nhớ nguồn
Uống nước nhớ nguồn
Uống nước nhớ nguồn
Uống nước nhớ nguồn
Uống nước nhớ nguồn

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Xã Cẩm Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An

LỄ HỘI UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN – ANH SƠN Đạo lý uống nước nhớ nguồn là một giá trị trong văn hoá ứng xử của người Việt Nam. Lễ hội hàm chứa ý nghĩa vừa kín đáo, vừa sâu xa, bao trùm là thờ các nhiên thần, nhân thần, các vị tổ tiên, các anh hùng có công với dân, với nước phù hộ cho mọi người dân trong cộng đồng được an khang thịnh vượng. Bản thân mỗi người tham gia lễ hội không những thấy được gần gũi, gắn bó lại với nhau để thể hiện thái độ sùng kính, đội ơn, ơn thờ về cuội nguồn của đất nước tại một không gian thiêng liêng mà còn được thưởng thức văn hoá nghệ thuật dân gian. Trong các loại hình lễ hội truyền thống, lễ hội nông nghiệp tổ chức nhằm làm sống lại diện mạo nông thôn qua các thời kỳ lịch sử. Bằng các lễ thức, lễ hội phản ánh ước mơ về đời sống ấm no, con người được khoẻ mạnh, không ốm đau, luôn gặp nhiều điều may mắn. Đạo lý uống nước nhớ nguồn được bộc lộ rõ trong các lễ hội lịch sử ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

LỄ HỘI UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN – ANH SƠN

 

Đạo lý uống nước nhớ nguồn là một giá trị trong văn hoá ứng xử của người Việt Nam. Lễ hội hàm chứa ý nghĩa vừa kín đáo, vừa sâu xa, bao trùm là thờ các nhiên thần, nhân thần, các vị tổ tiên, các anh hùng có công với dân, với nước phù hộ cho mọi người dân trong cộng đồng được an khang thịnh vượng. Bản thân mỗi người tham gia lễ hội không những thấy được gần gũi, gắn bó lại với nhau để thể hiện thái độ sùng kính, đội ơn, ơn thờ về cuội nguồn của đất nước tại một không gian thiêng liêng mà còn được thưởng thức văn hoá nghệ thuật dân gian.

Trong các loại hình lễ hội truyền thống, lễ hội nông nghiệp tổ chức nhằm làm sống lại diện mạo nông thôn qua các thời kỳ lịch sử. Bằng các lễ thức, lễ hội phản ánh ước mơ về đời sống ấm no, con người được khoẻ mạnh, không ốm đau, luôn gặp nhiều điều may mắn.

Đạo lý uống nước nhớ nguồn được bộc lộ rõ trong các lễ hội lịch sử truyền thống. Tổ chức lễ hội để tôn vinh, tưởng nhớ công ơn các nhận vật lịch sử: Vua Hùng, Lê Lợi, các anh hùng có công với dân, với nước.

Với người dân, việc tổ chức lễ hội với nhiều quy mô, mục đích sùng bái, đội ơn các vị anh hùng, những người có công với dân, với nước, đó là việc trở về cội nguồn, gắn lịch sử, không quên lịch sử. Lễ hội là lúc toàn dân thể hiện lòng nhớ ơn các vị nhiên thần, nhân thần và nêu cao ngọn đuốc truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ noi theo.

Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” là đạo lý muôn đời của cha ông ta. Từ 1997 đến nay, cứ đúng vào dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27 tháng 7, người dân Anh Sơn tổ chức lễ hội uống nước nhớ nguồn để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, những người không tiếc máu xương của mình vì độc lập tự do của dân tộc, vì nghĩa vụ quốc tế và tình hữu nghị đặc biệt Việt – Lào. Đi từ dòng chảy của đạo lý trở về cội nguồn “uống nước nhớ nguồn” của huyện Anh Sơn, từ ý nghĩa chính trị cao đẹp của lòng biết ơn, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì vận nước đến xúc động sâu xa, thấm đậm văn hoá khi đứng trước san sát mộ chí của những người có tên và chưa biết tên nơI nghĩa trang liệt sĩ Việt – Lào, từ sâu thẳm đạo lý và chân lý mà tạo lập lực lượng tổ chức lễ hội uống nước nhớ nguồn. Chính vì lẽ đó mà 9 năm qua, lễ hội uống nước nhớ nguồn ở huyện Anh Sơn đã nhanh chóng trở thành một lễ hội cấp tỉnh. Để giữ được sức bền, để trả hoạt động lễ hội trở về bản chất sức mạnh xã hội hoá của nó, thời gian gần đây ban tổ chức đã tập trung lực lượng tại chỗ của địa phương là 21 xã - thị trấn, các ban ngành, đoàn thể đến nhà máy, sư đoàn đóng trên địa bàn địa phương trở thành lực lượng nòng cốt, còn lực lượng các huyện trong vùng tiếp sức và hỗ trợ cho lễ hội. Ban tổ chức lễ hội cả ở cấp tỉnh và cấp huyện cũng đã giảm dần các cuộc họp, giảm “tính hành chính quản lý nhà nước” gia tăng tính tự nguyện theo hướng xã hội hoá - đúng với bản chất của lễ hội truyền thống.

Từ vẻ đẹp của đạo lý uống nước nhớ nguồn của lễ hội truyền thống, lễ hội uống nước nhớ nguồn tại nghĩa trang liệt sĩ Việt – Lào đã tăng tính sáng tạo, gia tăng nghi thức của phần lễ – phần hồn của một lễ hội. Bốn lễ được định hình trong nghi thức lễ là lễ khai quang, lễ yết cáo, lễ dâng hương tưởng niệm và lễ tạ.

Có thể nói, phần lễ của một lễ hội mới, lễ hội hiện đại – lễ hội uống nước nhớ nguồn đã có một nghi lễ trang nghiêm, hợp lý đi được vào lòng người, xúc động được tâm linh sâu xa giàu vẻ đẹp nghĩa tình của cuộc sống.

Mặt khác, lực lượng tham gia tổ chức lễ hội uống nước nhớ nguồn đã tìm kiếm, sáng tạo để tạo sức sống phần “hội” của lễ hội. Khai thác các giá trị văn hoá của vùng để tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao giữa các xã trong huyện, giữa các huyyện trong vùng. Tổ chức các cuộc giao lưu văn hoá tìm hiểu ngày 27 tháng 7 – ngày thương binh liệt sĩ, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao. Phần hội là phần vừa dễ, vừa khó, dễ tổ chức, lực lượng tham gia đông, nhưng khó ở chất lượng, ở sức hấp dẫn.

           Lễ hội uống nước nhớ nguồn ở Anh Sơn tổ chức mỗi năm một lần vào dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27 tháng 7. Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 7 hàng năm tại nhà tưởng niệm - đài tưởng niệm thuộc khu vực nghĩa trang liệt sĩ Việt – Lào, thị trấn Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí