Đền Trương Hán
Đền Trương Hán
Đền Trương Hán
Đền Trương Hán
Đền Trương Hán
Đền Trương Hán
Đền Trương Hán
Đền Trương Hán
Đền Trương Hán
Đền Trương Hán

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Xã Thọ Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An

ĐỀN TRƯƠNG HÁN – ANH SƠN           Di tích đền Trương Hán thuộc địa phận thôn 3, xã Thọ Sơn, huyện Anh Sơn, nằm cách cách trung tâm huyện Anh Sơn 35km về phía Tây, tọa lạc trên ngọn núi Tả Ngọn, ngoảnh mặt ra con khe Trằng Thượng, tạo nên một không gian kiến trúc linh thiêng nhưng rất gần gũi với thiên nhiên. Căn cứ vào các nguồn tư liệu đang được lưu giữ tại đền cho biết, đền thờ Trương Hán được xây dựng từ thời Hậu Lê là nơi thờ tự Khả lãm quốc công Trương Công Hán - vị tù trưởng người Thái ở bản Khe Trằng (Mường Phục, xã Thọ Sơn) đã có công giúp Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn duy trì binh lương, củng cố lực lượng tiến đánh thành Trà Lân (vùng giáp ranh giữa huyện Con Cuông và Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) gần 600 năm trước, góp phần tạo nên chiến công “miền Trà Lân trúc chẻ tro bay” trong lịch sử chống quân Minh. Trương Hán còn gọi là Trương Công Hán, sinh vào khoảng cuối thế kỷ XIV, tại bản Khe Trằng, xã Tiên Kỳ (nay là xã Thọ ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

ĐỀN TRƯƠNG HÁN – ANH SƠN

 

          Di tích đền Trương Hán thuộc địa phận thôn 3, xã Thọ Sơn, huyện Anh Sơn, nằm cách cách trung tâm huyện Anh Sơn 35km về phía Tây, tọa lạc trên ngọn núi Tả Ngọn, ngoảnh mặt ra con khe Trằng Thượng, tạo nên một không gian kiến trúc linh thiêng nhưng rất gần gũi với thiên nhiên.

Căn cứ vào các nguồn tư liệu đang được lưu giữ tại đền cho biết, đền thờ Trương Hán được xây dựng từ thời Hậu Lê là nơi thờ tự Khả lãm quốc công Trương Công Hán - vị tù trưởng người Thái ở bản Khe Trằng (Mường Phục, xã Thọ Sơn) đã có công giúp Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn duy trì binh lương, củng cố lực lượng tiến đánh thành Trà Lân (vùng giáp ranh giữa huyện Con Cuông và Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) gần 600 năm trước, góp phần tạo nên chiến công “miền Trà Lân trúc chẻ tro bay” trong lịch sử chống quân Minh.

Trương Hán còn gọi là Trương Công Hán, sinh vào khoảng cuối thế kỷ XIV, tại bản Khe Trằng, xã Tiên Kỳ (nay là xã Thọ Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An). Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, nhân dân ta từ miền xuôi đến miền núi đều chịu cảnh lầm than nô lệ dưới sự thống trị tàn bạo của giặc Minh, vào giữa thế kỷ XV, Lê Lợi kéo nghĩa quân Lam Sơn từ vùng dất Lam Sơn Thanh Hóa ra Nghệ An đánh thành Trà Lân. Khi đến bản Khe Trằng, nghĩa quân đã dựa vào vùng núi rừng hiểm trở tại đây làm hậu cứ. Khi hay tin nghĩa quân Lam Sơn chuẩn bị đánh thành Trà Lân, nhân dân các bản, mường trong vùng nô nức hưởng ứng. Tù trưởng người Thái ở bản Khe Trằng là Trương Hán đã cùng 2 em trai là Trương Tam và Trương Tham đã đứng vào hàng ngũ của nghĩa quân Lam Sơn và đem quân, lương thực tiếp tế cho nghĩa quân trong những ngày mai phục vây thành diệt giặc. Cảm kích trước tinh thần nghĩa hiệp của anh em Trương Hán, Lê Lợi đã thu nhận các nghĩa sỹ và phong Trương Hán làm tướng tiên phong.

          Cuối năm 1424, Trương Hán cùng các nghĩa sỹ dẫn đường để quân Lê Lợi bao vây tiến đánh thành Trà Lân. Phía sau, dân các bản mường trong vùng tích cực vận chuyển lương thực, khí giới hỗ trợ nghĩa quân bao vây phá thành. Khi lương thực cạn, Trương Hán lệnh cho dân bản hái quả khầu, cây khủa và củ mài để tiếp tế cho nghĩa quân. Sau khi đánh thắng giặc Minh, Lê Lợi đã ban cho Trương Hán chức quản Tri phủ châu Trà Lân, được hưởng lộc điền “Tam Bách đỉnh sơn” nghĩa là cai quản một vùng rộng lớn với 300 ngọn núi.

          Khi ông qua đời, xét thấy công lao to lớn của ông, Vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đã ban sắc phong và cho lập đền thờ và truy tặng ông là “Khả Lãm Quốc Công” giao cho nhân dân vùng Kẻ Trằng lập đền thờ và tổ chức cúng tế... Hàng năm, con cháu và nhân dân địa phương tế lễ tại đền vào dịp 16/5 âm lịch. Đến năm 1967, do chiến tranh tàn phá, đền có dấu hiệu xuống cấp, cụ Trương Công Đường (hậu duệ của Trương Hán) đã chuyển các loại đồ thờ tự tại đền thờ về cất dấu ở nhà mình. Năm 1994, đền xuống cấp nghiêm trọng, cũ nát và buộc phải dỡ bỏ, chỉ còn lại dấu tích của bốn cột trụ trên diện tích mặt nền rộng gần 20m2 nằm trên đỉnh một ngọn núi Tả Ngọn. Một số đồ thờ tự và tế khí của đền gồm: 1 long ngai, 2 cuốn gia phả (chữ Hán), 2 sắc phong, 1 bản đồ viết bằng chữ Hán, 2 chiếc trống, 1 bảo kiếm, 1 khánh đồng và một số đồ tế khí khác được lưu giữ tại nhà ông Trương Công Xuân (cháu nội của cụ Trương Công Đường) ở thôn 1, xã Thọ Sơn.

Thời gian này, mặc dù đền thờ Trương Hán không còn hiện hữu, nhưng vẫn tồn tại trong tâm thức các thế hệ người dân xã Thọ Sơn huyện Anh Sơn. Người dân vẫn thường xuyên lui tới thắp hương tại nền đất cũ của ngôi đền để tưởng nhớ công đức tù trưởng Trương Hán và xem đây là nơi tâm linh để cầu bình an, phúc lộc. Thể theo tâm nguyện, mong mỏi của người dân, đầu năm 2013, chính quyền và nhân dân địa phương xã Thọ Sơn đã quyên góp phục dựng lại đền thờ trên nền đất cũ. Hiện đền gồm một tòa 3 gian gỗ, 3 phía xây tường bao có tổng diện tích 80 m2. Đền còn lưu giữ nhiều hiện vật gốc, có giá trị lịch sử, văn hóa như: kiệu, lọng, ban thờ, đao, kiếm, sắc phong (3 sắc), văn tế, thần phả chữ Hán. Ông Nguyễn Duy Mai người dân Thọ Sơn cho biết:

Bà Dương Thị Huệ chủ tịch UBND xã Thọ Sơn cho biết: Đền Trương Hán là nơi lưu giữ những giá trị tiêu biểu về nhân vật lịch sử Trương Hán cũng như những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong cuông cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của đồng bào các dân tộc miền núi phía Tây Nghệ An. Đền hiện nay là địa chỉ sinh hoạt tâm linh không chỉ của nhân dân xã Thọ Sơn, mà còn là của nhân dân các xã miền Tây của huyện Anh Sơn, bà con nhân dân gửi gắm bao ước vọng tốt lành, hướng về cội nguồn và tưởng nhớ công đức vị tù trưởng của quê hương có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau. Với những giá trị lịch sử văn hóa tiêu biểu như vậy, đền Trương Hán, xã Thọ Sơn đã được xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh theo Quyết định số 5861/QĐ.UB ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Nghệ An.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí