Đền Hoàng Mười
Đền Hoàng Mười
Đền Hoàng Mười
Đền Hoàng Mười
Đền Hoàng Mười
Đền Hoàng Mười
Đền Hoàng Mười
Đền Hoàng Mười
Đền Hoàng Mười
Đền Hoàng Mười
Đền Hoàng Mười

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Xã Hưng Thịnh, Huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An

ĐỀN HOÀNG MƯỜI Đền Ông Hoàng Mười (tên chữ là Mỏ Hạc linh từ), được xây dựng ở vị trí mỏ của con Hạc khổng lồ do dòng sông Mộc và dòng sông Vĩnh uốn lượn tạo thành nằm ở địa phận làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.. Di tích nằm cạnh quốc lộ Bắc Nam đoạn tránh thành phố Vinh, gần cầu Bến Thủy II, cách đó không xa là đền thờ Vua Quang Trung và Lâm viên núi Quyết, một trong những di tích lịch sử danh thắng có giá trị. Đền được Nhân dân xây dựng vào thời Hậu Lê (1634), trải qua những thăng trầm của lịch sử, đền bị hư hỏng xuống cấp. Năm 1995, chính quyền và Nhân dân nơi đây đã từng bước phục hồi, đến nay đã phục dựng lại đầy đủ các hạng mục công trình với tam quan, nghi môn, lầu cô, lầu cậu, tả, hữu vu, hạ điện, trung điện, thượng điện, khu mộ... khang trang bề thế, trở thành địa chỉ văn hóa tín ngưỡng, tâm linh nổi tiếng. Đền Ông Hoàng Mười nằm trong hệ thống tín ngưỡng đạo Mẫu Việt Nam và tục thờ ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

ĐỀN HOÀNG MƯỜI

 

Đền Ông Hoàng Mười (tên chữ là Mỏ Hạc linh từ), được xây dựng ở vị trí mỏ của con Hạc khổng lồ do dòng sông Mộc và dòng sông Vĩnh uốn lượn tạo thành nằm ở địa phận làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An..

Di tích nằm cạnh quốc lộ Bắc Nam đoạn tránh thành phố Vinh, gần cầu Bến Thủy II, cách đó không xa là đền thờ Vua Quang Trung và Lâm viên núi Quyết, một trong những di tích lịch sử danh thắng có giá trị.

Đền được Nhân dân xây dựng vào thời Hậu Lê (1634), trải qua những thăng trầm của lịch sử, đền bị hư hỏng xuống cấp. Năm 1995, chính quyền và Nhân dân nơi đây đã từng bước phục hồi, đến nay đã phục dựng lại đầy đủ các hạng mục công trình với tam quan, nghi môn, lầu cô, lầu cậu, tả, hữu vu, hạ điện, trung điện, thượng điện, khu mộ... khang trang bề thế, trở thành địa chỉ văn hóa tín ngưỡng, tâm linh nổi tiếng.

Đền Ông Hoàng Mười nằm trong hệ thống tín ngưỡng đạo Mẫu Việt Nam và tục thờ các nhân thần địa phương. Ông Hoàng Mười thuộc hàng thứ 5 trong hệ thống điện thờ của đạo Mẫu nhưng lại là thần chủ được thờ ở chính cung của thượng điện. Theo truyền thuyết dân gian thì Ông Hoàng Mười là con của Vua cha Bát Hải Động Đình vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh Thiên đình, Ông giáng trần để giúp dân, giúp nước về cai quản trấn thủ Nghệ An. Trong tâm thức của người dân xứ Nghệ, Ông Hoàng Mười là đấng nam nhi có chí khí, văn võ song toàn, trí dũng hơn người, biết yêu thiên nhiên, thích văn chương, yêu phong nguyệt. Đặc biệt luôn che chở cho cuộc sống bình an của muôn dân... Bên cạnh đó với xu hướng nhân thế hóa, lịch sử hóa, địa phương hóa, Ông Hoàng Mười còn được người dân xứ Nghệ gắn với những nhân vật có thật trong lịch sử Việt Nam: Lê Khôi, vị tướng tài, cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh chiến trong mười năm kháng chiến chống quân Minh; Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ 8 của Vua Lý Thái Tổ, cai quản châu Nghệ An; Nguyễn Xí, vị tướng khai quốc công thần, quan đại thần bốn triều Vua Lê và Nguyễn Duy Lạc người con tiêu biểu của làng Xuân Am... Mặc dù, Ông Hoàng Mười là một nhât vật huyền thoại nhưng lại có lý lịch rất gần gũi, thân quen và luôn được Nhân dân tôn sùng, quý trọng, là linh hồn của Mỏ Hạc linh từ.

Bên cạnh thần chủ Hoàng Mười, tại đền thờ còn thờ thần Bản cảnh Thành hoàng Song đồng Ngọc nữ. Theo niệm của người dân nơi đây, Song đồng Ngọc nữ là hai đứa trẻ được giáng trần xuống làng mình giúp Nhân dân qua những cơn cuồng phong của mưa bão, lũ lụt nên họ đã tôn Song đồng Ngọc nữ là Bản cảnh Thành hoàng.

Phụ quốc Thượng tướng quân Nguyễn Duy Lạc là hậu duệ của dòng họ Nguyễn làng Xuân Am, ông sinh năm Mậu Ngọ (1558), tại làng Xuân Am, xã Âm Công, huyện Hưng Nguyên, phủ Anh Đô, tỉnh Nghệ An. Ông từng giữ chức Đô chỉ huy sứ dưới thời Vua Lê Chúa Trịnh có nhiều công lao được phong đến Phụ quốc Thần võ Tứ vệ quân vụ sự. Ngoài ra Ngài có nhiều công lao, đóng góp cho quê hương. Ngài mất vào năm Kỷ Mão (1639). Để tri ân tưởng nhớ người đã có công lớn với dân với nước, Nhân dân nơi đây đã tôn Ngài làm hậu thần và thờ phụng tại đền.

Ngoài ra, tại di tích còn được bài trí thờ phụng các vị thần thuộc hệ thống đạo Mẫu tứ phủ như: Ngọc hoàng Thượng đế, Tam toà Thánh mẫu, Ngũ vị Vương quan, Tứ vị chầu bà, Ngũ vị quan hoàng, Thập nhị Vương cô, Thập nhị Vương cậu, Quan ngũ hổ, Ông Lốt...

Đền Ông Hoàng Mười đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh tại Quyết định số 4125/QĐ-UB, ngày 11/11/2002 của UBND tỉnh Nghệ An. Lễ hội đền Ông Hoàng Mười được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm tại Quyết định số 2970/QĐ-BVHTTDL, ngày 27/8/2019.

 

 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí