Lễ giỗ Hoàng Đế Quang Trung
Lễ giỗ Hoàng Đế Quang Trung
Lễ giỗ Hoàng Đế Quang Trung
Lễ giỗ Hoàng Đế Quang Trung
Lễ giỗ Hoàng Đế Quang Trung

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Phường Trung Đô, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An

LỄ GIỖ HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG Năm 1786 sau khi đánh tan quân Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ (1753 - 1792) người Anh hùng áo vải đất Tây Sơn đã kéo quân ra Bắc dẹp Chúa Trịnh. Trong những lần nghỉ chân ở Nghệ An, thế đất và lòng dân của vùng Yên Trường - Nghệ An đã được Nguyễn Huệ đặc biệt quan tâm với “hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng có thể chọn để xây dựng kinh đô mới”. Hoàng đế Quang Trung cho rằng nếu đóng đô ở đây vừa khống chế được trong Nam, ngoài Bắc, vừa tiện cho người tứ phương đến kêu kiện đi về”, ”trước là vì xã tắc sơn hà, thứ đến là vì lương dân trăm họ”. Phượng Hoàng Trung Đô được xây dựng ở núi Dũng Quyết vào năm 1788 gồm có Thành ngoại và Thành nội; giữa Thành nội dựng tòa lầu rồng 3 tầng. Ngôi thành này dự định được xây dựng để thay thế Kinh đô Phú Xuân, được đặt tên theo ý nghĩa chim Phượng hoàng, một loài chim trong truyền thuyết, Trung Đô còn có ý nghĩa là kinh đô nằm giữa. ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

LỄ GIỖ HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG

Năm 1786 sau khi đánh tan quân Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ (1753 - 1792) người Anh hùng áo vải đất Tây Sơn đã kéo quân ra Bắc dẹp Chúa Trịnh. Trong những lần nghỉ chân ở Nghệ An, thế đất và lòng dân của vùng Yên Trường - Nghệ An đã được Nguyễn Huệ đặc biệt quan tâm với “hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng có thể chọn để xây dựng kinh đô mới”. Hoàng đế Quang Trung cho rằng nếu đóng đô ở đây vừa khống chế được trong Nam, ngoài Bắc, vừa tiện cho người tứ phương đến kêu kiện đi về”, ”trước là vì xã tắc sơn hà, thứ đến là vì lương dân trăm họ”. Phượng Hoàng Trung Đô được xây dựng ở núi Dũng Quyết vào năm 1788 gồm có Thành ngoại và Thành nội; giữa Thành nội dựng tòa lầu rồng 3 tầng. Ngôi thành này dự định được xây dựng để thay thế Kinh đô Phú Xuân, được đặt tên theo ý nghĩa chim Phượng hoàng, một loài chim trong truyền thuyết, Trung Đô còn có ý nghĩa là kinh đô nằm giữa. Công việc xây dựng kinh đô đang tiến hành dang dở thì Hoàng đế Quang Trung băng hà. Mặc dù kinh đô chưa được xây dựng xong nhưng tên gọi Phượng Hoàng Trung Đô đã đi vào lịch sử và gắn với tên tuổi vị Hoàng đế áo vải. Từ đây Phượng Hoàng Trung Đô trở thành mốc son lịch sử hình thành và phát triển đô thị Vinh nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung.

Để ghi nhớ công lao to lớn của người Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung, một người con ưu tú gốc họ Hồ xứ Nghệ, được sự đồng ý của Chính phủ, năm 2005 đúng vào dịp kỷ niệm 220 năm ngày Hoàng đế hạ chiếu xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô, tỉnh Nghệ An đã khởi công xây dựng đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên đỉnh thứ hai. Đền có độ cao 97m so với mặt nước biển, thuộc chi Phượng Dực. Năm 2008, đền thờ Hoàng đế Quang Trung đã được khánh thành, đón khách thăm viếng. Đền gồm các hạng mục chính: hạ điện, trung điện, thượng điện, nhà tả vu, hữu vu, nghi môn nội, nghi môn ngoại theo kiến trúc cổ truyền của dân tộc.

Hàng năm tại đền thờ Hoàng đế Quang Trung có 2 ngày lễ lớn đó là: ngày 29 tháng 7 âm lịch - ngày giỗ của Hoàng đế Quang Trung, và ngày mùng 5 tháng Giêng - kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Vào dịp này Nhân dân khắp nơi trong và ngoài tỉnh sẽ trẩy hội tại đền, cùng tôn vinh công lao to lớn người Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ, người đã có công chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước.

Lễ giỗ được tổ chức theo nghi lễ truyền thống của dân tộc. Đây là hoạt động nhằm tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ và nghĩa quân Tây Sơn đã hy sinh vì đất nước trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước.

 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí