Đình Sừng
Đình Sừng
Đình Sừng
Đình Sừng
Đình Sừng
Đình Sừng
Đình Sừng
Đình Sừng
Đình Sừng
Đình Sừng
Đình Sừng
Đình Sừng
Đình Sừng
Đình Sừng
Đình Sừng
Đình Sừng
Đình Sừng
Đình Sừng
Đình Sừng
Đình Sừng
Đình Sừng
Đình Sừng
Đình Sừng
Đình Sừng
Đình Sừng

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Xã Lăng Thành, Huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An

ĐÌNH SỪNG – YÊN THÀNH Đến với làng Quỳ Lăng xưa, nay là xã Lăng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, du khách không thể không đến thăm ngôi đền Sừng cổ kính hơn 500 tuổi giữa cánh đồng, nổi tiếng là ngôi đình có kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu vào loại bậc nhất xứ Nghệ. Đình Sừng được xây dựng vào tháng 11 năm 1583 để thờ Thành hoàng làng Cao Sơn, Cao Các và phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tâm linh, cũng là nơi hội họp của dân làng. Thần Cao Sơn, Cao Các được thờ phổ biến ở xứ Nghệ, là những vị thần có công bảo quốc hộ dân, được các triều đại phong kiến nhiều lần sắc phong. Có nhiều huyền tích, nhiều dị bản khác nhau về các vị thần này, có nơi coi là một vị thần, có nơi coi là 2 vị thần. Ở xứ Kẻ Sừng, nhân dân tin rằng Cao Sơn, tên thật là Cao Hiển, là vị quan nhà Tống, sang làm trấn thủ An Nam, hết lòng vì cuộc sống của nhân dân, sau khi ông mất, được vua nhà Tống phong là “An ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

ĐÌNH SỪNG – YÊN THÀNH

 

Đến với làng Quỳ Lăng xưa, nay là xã Lăng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, du khách không thể không đến thăm ngôi đền Sừng cổ kính hơn 500 tuổi giữa cánh đồng, nổi tiếng là ngôi đình có kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu vào loại bậc nhất xứ Nghệ.

Đình Sừng được xây dựng vào tháng 11 năm 1583 để thờ Thành hoàng làng Cao Sơn, Cao Các và phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tâm linh, cũng là nơi hội họp của dân làng.

Thần Cao Sơn, Cao Các được thờ phổ biến ở xứ Nghệ, là những vị thần có công bảo quốc hộ dân, được các triều đại phong kiến nhiều lần sắc phong. Có nhiều huyền tích, nhiều dị bản khác nhau về các vị thần này, có nơi coi là một vị thần, có nơi coi là 2 vị thần. Ở xứ Kẻ Sừng, nhân dân tin rằng Cao Sơn, tên thật là Cao Hiển, là vị quan nhà Tống, sang làm trấn thủ An Nam, hết lòng vì cuộc sống của nhân dân, sau khi ông mất, được vua nhà Tống phong là “An Nam Quốc vương”, giao cho nhân dân An Nam lập đền thờ phụng, ngài thường linh ứng, phù hộ độ trì cho nhân dân. Cao Các là người xứ Thọ Xuân, Thanh Đô (Thanh Hóa ngày nay), ông đã có công theo phò Đinh Bộ Lĩnh, giúp vua dẹp giặc, sáng lập nhà Đinh. Sau khi ông mất, triều đình cho lập miếu thờ, Vua Lý Thái Tổ ban sắc phong mỹ tự “Đại vương”.

Nguyên xưa, đình Sừng được làm bằng tranh tre, nứa lá. Đến năm 1797, nhân dân xây dựng thêm nhà hậu cung để thờ Thành hoàng làng. Ngôi đình được tu sửa nhiều lần, đến năm 1929, đình được tôn tạo lại quy mô đồ sộ với phong cách kiến trúc, mỹ thuật thời Nguyễn cực kỳ đặc sắc, ấn tượng với các hạng mục tòa bái đình, hậu cung và nhà miếu.

Tòa bái đình rộng lớn với chiều dài 24,7m, rộng 11,2m, 5 gian, 2 hồi, 24 cột làm bằng gỗ lim được kê trên những chân tảng bằng đá, với 6 bộ vì kết cấu kiểu giá chiêng kẻ chuyền. Các nghệ nhân xưa đã thể hiện nghệ thuật trang trí, kỹ thuật điêu khắc, chạm trổ công phu, tinh xảo trên các bộ phận kiến trúc như bờ nóc, xà hạ, kẻ ở tòa bái đình. Các đề tài trang trí xoay quanh chủ đề tứ linh, tứ quý được bố trí hài hòa, cân đối. Đặc sắc nhất là 4 bức chạm trên 4 bức cốn mê ở 4 góc của tòa bái đình được bố trí đăng đối, cân xứng với nghệ thuật chạm lộng tỉ mỉ, tinh xảo, các hình tượng tứ linh “Long, ly, quy, phượng” được nhân cách hóa, thể hiện mềm mại, uyển chuyển. Trên tất cả các kẻ của Bái đình đều được chạm khắc hai mặt với nhiều đề tài xen kẽ như “Phượng hàm thư”, “Cá chép hóa rồng”, “Tùng lộc”, “Rồng chầu”, “Long vân”, cũng là những đề tài được thể hiện nhiều trên các xà, đầu dư, đuôi bẩy của đình. Trên bờ nóc, con xô và hai mảng tường bít đốc, các nghệ nhân đã dùng những nguyên liệu dân gian như vôi vữa, mật mía trộn lẫn, đắp nên các hình tượng rồng chầu, phượng múa tạo nên những mảng phù điêu sinh động. Nghệ thuật tạo hình trang trí tạo những tác phẩm nghệ thuật sống động trong kiến trúc gỗ tưởng như là khô cứng của ngôi đình, thể hiện sự tài hoa của những người nghệ nhân xưa. Điều đặc biệt ở đây là đình do hai tốp thợ ở hai vùng khác nhau đến làm, tuy cùng thực hiện chạm trổ một đề tài nhưng thần thái và phong cách thể hiện hoàn toàn khác nhau, tạo nên sự trang trí đa dạng, phong phú cho ngôi đình. Nhà hậu cung là nơi bài trí thờ Thành hoàng làng, nhà có 3 gian, 2 hồi được làm theo kiến trúc thời Nguyễn, chạm khắc điểm xuyết các đề tài “Tứ linh, tứ quý” trên các xà, kẻ. Hiện nay, đình Sững còn giữ được 2 bia đá vào thời Lê và thời Nguyễn, ghi chép thời gian khởi dựng, tu sửa, sự đóng góp của dân dân tôn tạo đình.

Trải qua bao biến cố thăng trầm, đình Sừng vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, gắn liền với những chứng tích lịch sử của đất và người Quỳ Lăng. Trong những năm 1930-1931, đình là địa điểm hội họp bí mật của Chi bộ Đảng Quỳ Lăng. Trong khoảng thời gian 1932 – 1933, thực dân Pháp đã lấy đình Sừng làm nơi đóng đồn, tại đây chúng đã giam cầm, tra tấn các cán bộ, đảng viên. Ngày 28 tháng 5 năm 1945, đây là nơi tập trung quần chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa cướp chính quyền, sau đó, đình trở thành trụ sở làm việc đầu tiên của Ủy ban lâm thời xã Quỳ Lăng, là địa điểm tổ chức các cuộc vận động lớn như: tuần lễ vàng, tuần lễ vũ khí, công phiếu quốc gia, công phiếu kháng chiến,…Ngày nay, đình là trung tâm diễn ra nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa địa phương như: văn hóa tế thần, rước kiệu, hát ả đào, ca trù, hát chèo, tuồng, vật cù,…là nơi tổ chức hội họp của các tổ chức, đoàn thể. Với những giá trị lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ tiêu biểu, đình Sừng được công nhận Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia theo Quyết định số 59/QĐ.BVHTT, ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch).

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí