Giá: Miễn phí
Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
Địa chỉ: Xã Bồi Sơn, Huyện Đô Lương, Tỉnh Nghệ An
LỄ HỘI ĐỀN QUẢ SƠN
Lễ hội Đền Quả Sơn được tổ chức tại đền Quả Sơn, xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Đền thờ Uy Minh vương Lý Nhật Quang - Tri châu Nghệ An, người có nhiều công lao xây dựng quê hương xứ Nghệ và mở mang bảo vệ bờ cõi cho quốc gia quân chủ Đại Việt dưới triều đại Nhà Lý. Đền Quả là Di tích lịch sử văn hóa đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng cấp quốc gia năm 1999.
Nét đặc sắc của Lễ hội Đền Quả là lễ rước ngài lên tạ ơn Bà Bụt ở chùa Bà Bụt hay còn gọi là Tiên Tích tự ở cách đền 4km về phía Tây thuộc xã Lam Sơn. Tương truyền, Bà Bụt là người thường xuyên linh ứng phù giúp Lý Nhật Quang trong việc kinh bang tế thế và là người chỉ cho Lý Nhật Quang nơi quy hóa và hiển thánh dưới chân núi Quả. Cứ hai năm một lần, vào các năm chẵn sẽ tổ chức rước ngài lên tạ ơn ở chùa Bà Bụt bằng cả đường bộ và đường thủy.
Lễ hội Đền Quả ngày nay được tổ chức trong 2 ngày 19 và 20 tháng Giêng hằng năm, về cơ bản vẫn giữ được những lễ nghi của lễ hội xưa, tuy nhiên có phần thay đổi để phù hợp với thời hiện đại. Phần lễ có ba lễ chính là lễ Khai quang, tẩy uế; lễ Yết cáo và lễ Chính tế. Sau khi tiến hành phần tân lễ xong, lúc này hai cánh quân thủy, bộ đều đã tập trung đầy đủ trước đền thờ chuẩn bị xuất quân.
Đội quân bộ chia thành đội “chính binh” và đội “dân binh”, mỗi đội khoảng 90 người mặc áo lính lụa đỏ, lụa vàng. Đội chính binh chia thành hai hàng dọc tượng trưng cho hai cánh quân. Khi có trống lệnh duyệt binh hai cánh quân tả và hữu tiến nhanh vòng quanh chu vi sân đền lộn đủ 3 vòng thuận và 3 vòng nghịch theo tiếng trống dồn dập, tiếng hoan hô của quý vị đại biểu và du khách tạo khí thế hùng tráng làm sống dậy một thời oanh liệt của Lý Tướng quân. Sau đó cánh quân tả tiến ra cửa tả quan, cánh quân hữu kéo ra cửa hữu quan làm thành hai hàng xen dọc vào đội hình “dân binh” đang làm nghi trượng, rước bắt đầu khởi hành. Kết thúc lễ bộ binh, tất cả “chính binh” và “dân binh” cùng với kiệu Đức Thánh từ từ tiến quân hướng về chùa Bà Bụt.
Sau khi duyệt bộ binh đến lượt duyệt thủy binh. Từ bến đền đội quân thủy binh tiến quân về Động Ngự, dưới sự chứng kiến của quân bộ, quân thủy tiến hành duyệt thủy binh. Khi có hiệu lệnh, hai đội thuyền lấy thuyền rước làm tâm chèo vòng quanh ba vòng thuận, ba vòng nghịch ngược chiều nhau, khi hai đội thuyền đã chèo đủ 3 vòng, lễ duyệt thủy quân kết thúc, đoàn thuyền rồng dàn theo hàng dọc ngược dòng lên bến Chùa.
Sau khi duyệt thủy binh, đoàn rước bộ tiếp tục lên đường, khi đi qua các làng nơi có các di tích như chùa Nhân Bồi, đình Tập Phúc, đình Phúc Hậu, đình Nhân Trung, đình Trạch Thanh, kiệu Đức Thánh và kiệu các vị thần linh dừng lại chốc lát để quan viên chức sắc và nhân dân các làng đó làm lễ bái tạ, lạy mừng.
Đến khoảng 11 giờ, hai đoàn rước thủy, bộ tập kết tại chùa Bà Bụt, tiến hành lễ dâng hương, dâng hoa, tiến cỗ để tiến hành cổ lễ (lễ Tạ ơn). Sau lễ Tạ ơn, đại biểu và du khách tề tựu tại sân chùa làm lễ Xuất thần. Đến 14 giờ, hai đoàn quân thủy và bộ tổ chức lễ duyệt quân để chuẩn bị rước về xuôi. Trình tự đội hình hành quân về xuôi cũng được tổ chức như lễ rước ngược, cũng dồn dập khẩn trương như lúc ra quân. Sau khi có lệnh, tất cả đoàn quân thủy và bộ cùng tiến về đền Quả Sơn. Khi thủy quân về đến bến đền, đội dân binh, chính binh đứng thành hai hàng ở ngoài cổng đền đưa Đức Thánh vào cung yên vị, toàn dân và các chức sắc tổ chức lễ yên vị cho Ðức Thánh.
Phần hội trong Lễ hội Đền Quả Sơn bao gồm các trò chơi của các xã trong huyện tham gia. Những trò chơi dân gian (chơi đu, chọi gà, đua thuyền, cờ tướng, thi đấu vật dân tộc, đập niêu, kéo co,...) xen lẫn với các trò chơi hiện đại (thi bóng chuyền, bóng đá,...). Các trò chơi dù dân gian hay hiện đại đều diễn ra vô cùng hấp dẫn thu hút đông đảo Nhân dân cũng như du khách thập phương tham gia và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp.
Lễ hội Đền Quả Sơn được xem là một trong những lễ hội lớn nhất của tỉnh Nghệ An. Lễ hội Tạ ơn thể hiện đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.Với những nét đặc sắc đó, Lễ hội Đền Quả Sơn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 3325/QĐ-BVHTTDL, ngày 4 tháng 9 năm 2018.
Khoảng cách: 3,64 km
Khoảng cách: 4,20 km
Khoảng cách: 5,02 km
Khoảng cách: 5,37 km
Khoảng cách: 5,44 km
Khoảng cách: 5,45 km
Khoảng cách: 5,47 km
Khoảng cách: 5,87 km
Khoảng cách: 6,35 km
Khoảng cách: 6,40 km
Khoảng cách: 7,15 km
Khoảng cách: 9,99 km
Khoảng cách: 13,09 km
Khoảng cách: 13,31 km
Khoảng cách: 13,47 km
Khoảng cách: 13,53 km
Khoảng cách: 13,54 km
Khoảng cách: 13,63 km
Khoảng cách: 3,38 km
Khoảng cách: 4,18 km
Khoảng cách: 4,19 km
Khoảng cách: 5,12 km
Khoảng cách: 5,33 km
Khoảng cách: 5,90 km
Khoảng cách: 5,99 km
Khoảng cách: 6,04 km
Khoảng cách: 6,05 km
Khoảng cách: 6,45 km
Khoảng cách: 6,86 km
Khoảng cách: 13,46 km
Khoảng cách: 13,55 km
Khoảng cách: 13,56 km
Khoảng cách: 13,56 km
Khoảng cách: 13,60 km
Khoảng cách: 13,64 km
Khoảng cách: 13,70 km
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 2,09 km
Khoảng cách: 2,53 km
Khoảng cách: 3,72 km
Khoảng cách: 4,05 km
Khoảng cách: 5,88 km
Khoảng cách: 5,88 km
Khoảng cách: 13,56 km
Khoảng cách: 15,01 km
Khoảng cách: 15,22 km
Khoảng cách: 15,56 km
Khoảng cách: 15,58 km
Khoảng cách: 18,02 km
Khoảng cách: 5,31 km
Khoảng cách: 5,32 km
Khoảng cách: 6,11 km
Khoảng cách: 10,54 km
Khoảng cách: 12,96 km
Khoảng cách: 14,08 km
Khoảng cách: 14,09 km
Khoảng cách: 14,74 km
Khoảng cách: 15,37 km
Khoảng cách: 18,92 km