Lễ hội đền Vua Hồ
Lễ hội đền Vua Hồ
Lễ hội đền Vua Hồ
Lễ hội đền Vua Hồ
Lễ hội đền Vua Hồ

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Xã Ngọc Sơn, Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An

Lễ hội đền Vua Hồ, xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu Lễ hội đền Vua Hồ được tổ chức tại đền thờ Nguyên tổ họ Hồ Việt Nam (Hồ Hưng Dật), tại xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu. Nguyên xưa, lễ hội được tổ chức vào ngày 12 tháng 3 âm lịch hàng năm, Đại lễ thì 3 năm một lần, kéo dài từ 3 - 5 ngày, do 5 thôn trong xã Bào Đột (Trường Hậu, Yên Chu, Trung Lập, Ngọc Chi, Ngọc Diễm) luân phiên nhau tổ chức. Đền Vua Hồ có 300 mẫu công điền, chia cho 5 thôn cày cấy, lấy hoa lợi tổ chức lễ hội. Các thôn đến đền vua Hồ làm lễ tế, rước thần qua 5 thôn, giếng nền ở giữa đồng, rồi quay trở về đền. Ngoài lễ, phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều trò chơi dân gian như cờ người, bài điếm, đánh đu, đấu vật, chọi gà, diễn tuồng chèo,… Hiện nay, sau khi đền được phục dựng (từ năm 2005 đến năm 2016 mới hoàn thành), lễ hội do chính quyền địa phương phối hợp với con cháu dòng họ Hồ tổ chức vào dịp Xuân tế, từ ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Lễ hội đền Vua Hồ, xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu

Lễ hội đền Vua Hồ được tổ chức tại đền thờ Nguyên tổ họ Hồ Việt Nam (Hồ Hưng Dật), tại xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu.

Nguyên xưa, lễ hội được tổ chức vào ngày 12 tháng 3 âm lịch hàng năm, Đại lễ thì 3 năm một lần, kéo dài từ 3 - 5 ngày, do 5 thôn trong xã Bào Đột (Trường Hậu, Yên Chu, Trung Lập, Ngọc Chi, Ngọc Diễm) luân phiên nhau tổ chức. Đền Vua Hồ có 300 mẫu công điền, chia cho 5 thôn cày cấy, lấy hoa lợi tổ chức lễ hội. Các thôn đến đền vua Hồ làm lễ tế, rước thần qua 5 thôn, giếng nền ở giữa đồng, rồi quay trở về đền. Ngoài lễ, phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều trò chơi dân gian như cờ người, bài điếm, đánh đu, đấu vật, chọi gà, diễn tuồng chèo,…

Hiện nay, sau khi đền được phục dựng (từ năm 2005 đến năm 2016 mới hoàn thành), lễ hội do chính quyền địa phương phối hợp với con cháu dòng họ Hồ tổ chức vào dịp Xuân tế, từ 10 - 11 tháng Giêng hàng năm, cũng gồm 2 phần: Phần lễ diễn ra trang trọng với các lễ Yết cáo, Đại tế và lễ tạ. Phần hội chưa được phục hồi như xưa, chủ yếu là chương trình văn hóa, văn nghệ như ca múa, nhạc, múa trống, múa sạp do con cháu họ Hồ khắp nơi biểu diễn…tạo nên không khí sôi nổi cho lễ hội.

Đây là dịp để con cháu dòng họ Hồ ở khắp mọi miền Tổ quốc thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết cộng đồng; góp phần giáo dục truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, khơi dậy niềm tự hào, tình yêu dòng họ, quê hương, đất nước và nâng cao ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cho các thế hệ con cháu./.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí