Tham quan chế độ CAMERA
Giá: Miễn phí
Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
Địa chỉ: Thị trấn Nam Đàn, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An
ĐIỂM DU LỊCH NHÀ LƯU NIỆM PHAN BỘI CHÂU
Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu tại Nam Đàn gồm hai địa điểm, cách nhau khoảng 1,5km - là nơi tri ân, tưởng niệm và lưu giữ những hình ảnh về cuộc đời, sự nghiệp của chí sĩ Phan Bội Châu.
Phan Bội Châu tên khai sinh là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam, sinh ngày 26/12/1867 (tức ngày 01/12 năm Đinh Mão) tại làng Sa Nam (nay thuộc thị trấn Nam Đàn). Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh. Khoa thi Hương năm Canh Tý (1900), ông đậu Giải nguyên “độc bảng nhất danh”.
Sinh ra khi đất nước đã bị thực dân Pháp đô hộ, hàng ngày, chứng kiến cảnh lầm than nô lệ của Nhân dân, trong sâu thẳm trái tim cụ đã sớm hình thành tư tưởng yêu nước thương nòi. Từ khi còn là cậu Nho San, những câu đò đưa Ví, Giặm “nước sông Lam biết răng là trong răng là đục, sống cuộc đời biết răng là nhục là vinh” đã nuôi dưỡng ý chí đấu tranh trong con người Phan. Cho đến khi đã là ông Giải San “bảng một tên lừng lẫy chốn làng văn” thì tinh thần đấu tranh ấy lại càng sục sôi hơn và thôi thúc Phan Bội Châu “công danh phải nhẹ, nước non phải đền”. Từ ấy Phan Bội Châu nguyện dâng hiến tất cả cho dân tộc, cho đồng bào.
Với chủ trương cứu nước theo khuynh hướng bạo động, Phan Bội Châu đã thành lập Duy Tân hội (1904), Việt Nam Quang Phục hội (1912) nhằm tập hợp các lực lượng đấu tranh bạo lực và nhờ viện trợ của bên ngoài. Trong các phong trào ấy, nổi lên trên cả và để lại nhiều dấu ấn sâu sắc nhất vẫn là phong trào Đông Du với tinh thần “đồng châu, đồng chủng, đồng văn”. Phong trào Đông Du tuy không thành công, nhưng đã tạo nền tảng cho những thay đổi của nước ta đầu thế kỷ XX; góp phần đào tạo đội ngũ trí thức sẵn sàng tiếp nhận con đường cách sản, và nhiều người sau này trở thành những yếu nhân của Cách mạng Việt Nam như Hồ Tùng Mậu, Vương Thúc Oánh, Hồ Học Lãm, Nguyễn Đức Công, Nguyễn Thức Đường... Đặc biệt, đây là gạch nối quan trọng, mốc đánh dấu quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục và cho đến nay phong trào Đông Du vẫn giữ nguyên giá trị trong sự nghiệp phát triển đất nước.
Không chỉ là một nhà yêu nước, nhà cách mạng, Phan Bội Châu còn là một nhà văn hóa lớn với hàng nghìn trước tác, bao gồm nhiều thể loại làm phong phú thêm nền văn học Việt Nam và khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh của các tầng lớp nhân dân. Phan Bội Châu mất vào ngày 29/10/1940 (tức ngày 29/9 năm Canh Thìn) tại Huế, được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá là “vị anh hùng, bậc thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập dân tộc, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng”.
Khu lưu niệm Phan Bội Châu tại Nam Đàn gồm hai điểm: Quê nội ở xóm 2, xã Xuân Hòa (xưa là làng Đan Nhiệm) là nơi cụ Phan Bội Châu lớn lên và Quê ngoại ở khối Phan Bội Châu, thị trấn Nam Đàn (xưa là làng Sa Nam).
Năm 1993, để tránh lũ lụt tàn phá, ngôi nhà tranh của gia đình cụ được chuyển từ xã Xuân Hòa lên thị trấn Nam Đàn. Từ đó đến tích đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo. Hiện nay, với diện tích hơn 5000m2, Khu lưu niệm Phan Bội Châu tại thị trấn Nam Đàn gồm các hạng mục công trình: Nhà tưởng niệm, Nhà lưu niệm (hai ngôi nhà tranh), Nhà trưng bày, Nhà điều hành và các công trình phụ trợ. Trong đó, ngôi nhà tranh đơn sơ với chiếc phản gỗ, án thư hay những vật dụng sinh hoạt hàng ngày của gia đình như cối xay lúa, khung cửi... là nơi gắn bó với những kỷ niệm của Phan Bội Châu và gia đình trong những tháng năm tuổi thơ gian khó. Nhà tưởng niệm là công trình tri ân của tập thể cựu giáo viên, học sinh Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu tỉnh Nghệ An, nơi các thế hệ học sinh trường Phan, những người ngưỡng mộ cụ Phan và du khách đến dâng hương, dâng hoa thể hiện lòng biết ơn vô hạn đối với những cống hiến to lớn của cụ đối với dân tộc. Phía Nam khu di tích là Nhà trưng bày với hàng trăm bức ảnh tư liệu quý, hiện vật gốc và các tài liệu khoa học, nghệ thuật, tái hiện lại những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp cứu nước của cụ Phan Bội Châu. Nội dung phong phú kết hợp với kỹ thuật và mỹ thuật trưng bày đặc sắc đã tạo nên những hiệu ứng tích cực trong lòng du khách khi đến với di tích, biến nơi đây thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước cho lớp lớp thế hệ hôm nay và mai sau. Hàng năm, Khu lưu niệm đón hàng ngàn lượt khách trong nước và quốc tế, trong đó có các vị du khách Nhật Bản đến tham quan, nghiên cứu, tưởng niệm.
Khu lưu niệm Phan Bội Châu tại Nam Đàn được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệtại Quyết định số 2499/QĐ-TTg, ngày 22/12/2016.
Khoảng cách: 540 m
Khoảng cách: 730 m
Khoảng cách: 1,30 km
Khoảng cách: 1,62 km
Khoảng cách: 2,14 km
Khoảng cách: 2,49 km
Khoảng cách: 2,77 km
Khoảng cách: 4,16 km
Khoảng cách: 4,66 km
Khoảng cách: 5,63 km
Khoảng cách: 6,40 km
Khoảng cách: 6,83 km
Khoảng cách: 7,55 km
Khoảng cách: 13,81 km
Khoảng cách: 14,07 km
Khoảng cách: 15,34 km
Khoảng cách: 15,72 km
Khoảng cách: 16,77 km
Khoảng cách: 300 m
Khoảng cách: 700 m
Khoảng cách: 1,35 km
Khoảng cách: 2,38 km
Khoảng cách: 7,38 km
Khoảng cách: 7,80 km
Khoảng cách: 8 km
Khoảng cách: 8,58 km
Khoảng cách: 15,14 km
Khoảng cách: 15,17 km
Khoảng cách: 15,18 km
Khoảng cách: 19,72 km
Khoảng cách: 19,88 km
Khoảng cách: 19,92 km
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 1,25 km
Khoảng cách: 1,28 km
Khoảng cách: 5,80 km
Khoảng cách: 6,46 km
Khoảng cách: 6,64 km
Khoảng cách: 6,66 km
Khoảng cách: 6,68 km
Khoảng cách: 6,70 km
Khoảng cách: 6,73 km
Khoảng cách: 6,96 km
Khoảng cách: 7,01 km
Khoảng cách: 7,67 km
Khoảng cách: 8,10 km
Khoảng cách: 8,13 km
Khoảng cách: 8,39 km
Khoảng cách: 8,40 km
Khoảng cách: 8,64 km
Khoảng cách: 18,84 km
Khoảng cách: 18,85 km
Khoảng cách: 19,06 km
Khoảng cách: 19,09 km
Khoảng cách: 19,10 km
Khoảng cách: 19,13 km
Khoảng cách: 19,49 km
Khoảng cách: 19,57 km
Khoảng cách: 19,64 km
Khoảng cách: 19,65 km
Khoảng cách: 20 km