Đền Mai Bảng
Đền Mai Bảng
Đền Mai Bảng
Đền Mai Bảng
Đền Mai Bảng
Đền Mai Bảng
Đền Mai Bảng
Đền Mai Bảng
Đền Mai Bảng
Đền Mai Bảng
Đền Mai Bảng
Đền Mai Bảng
Đền Mai Bảng
Đền Mai Bảng
Đền Mai Bảng
Đền Mai Bảng
Đền Mai Bảng
Đền Mai Bảng
Đền Mai Bảng
Đền Mai Bảng
Đền Mai Bảng
Đền Mai Bảng
Đền Mai Bảng
Đền Mai Bảng

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: 15,000VNĐ-20,000VNĐ

Thời gian tham quan tại một điểm: 60 phút

Mở cửa: 8:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Phường Nghi Thủy, Thị xã Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An

ĐỀN MAI BẢNG –  THỊ XÃ CỬA LÒ Đền Mai Bảng (phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò) được xây dựng để thờ danh tướng Lê Khôi, Chế Thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, Thủy tinh Phu nhân và 6 vị khai cơ lập làng, các vị này đã tạo dựng cuộc sống và phù hộ độ trì cho cư dân nghề biển, nghề nông, khích lệ việc học hành mở mang dân trí, ấm no, hạnh phúc. Đặc trưng của cư dân nghề biển, nghề nông, khích lệ việc học hành mở mang dân trí, ấm no, hạnh phúc. Đặc trưng của ngư dân vùng ven biển là thường lênh đênh trên sông nước, cuộc sống mưu sinh nơi đầu sóng ngọn gió luôn phải trông cậy vào thiên nhiên. Vì vậy, cứ mỗi chuyến ra khơi, ngư dân địa phương kính thỉnh các vị thần tại đền Mai Bảng, cầu mong các ngài phù hộ cho thuyền ra khơi vào lộng được bình yên và tôm cá đầy khoang. Căn cứ gia phả họ Trần ở xã Nghi Thủy, tài liệu kiểm kê năm 1964 lưu tại Ban Quản lý di tích và danh thắng Nghệ An và lạc ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

ĐỀN MAI BẢNG –  THỊ XÃ CỬA LÒ

 

Đền Mai Bảng (phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò) được xây dựng để thờ danh tướng Lê Khôi, Chế Thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, Thủy tinh Phu nhân và 6 vị khai cơ lập làng, các vị này đã tạo dựng cuộc sống và phù hộ độ trì cho cư dân nghề biển, nghề nông, khích lệ việc học hành mở mang dân trí, ấm no, hạnh phúc. Đặc trưng của cư dân nghề biển, nghề nông, khích lệ việc học hành mở mang dân trí, ấm no, hạnh phúc. Đặc trưng của ngư dân vùng ven biển là thường lênh đênh trên sông nước, cuộc sống mưu sinh nơi đầu sóng ngọn gió luôn phải trông cậy vào thiên nhiên. Vì vậy, cứ mỗi chuyến ra khơi, ngư dân địa phương kính thỉnh các vị thần tại đền Mai Bảng, cầu mong các ngài phù hộ cho thuyền ra khơi vào lộng được bình yên và tôm cá đầy khoang.

Căn cứ gia phả họ Trần ở xã Nghi Thủy, tài liệu kiểm kê năm 1964 lưu tại Ban Quản lý di tích và danh thắng Nghệ An và lạc khoản ở nhà trung điện cho biết, đền Mai Bảng được xây dựng từ năm 1780, lúc đó chỉ là một gian mái tranh. Đến thời Nguyễn, đền Mai Bảng được tôn tạo với quy mô to lớn, gồm có thượng điện, trung điện và hạ điện, bố cục mặt bằng kiểu chữ “Tam”, diện tích đất nền rộng khoảng 2.500m2, trong đền nhiều đồ tế khí, có người bảo vệ chu đáo. Trải qua thời gian, khí hậu tác động, đền bị xuống cấp. Năm 2004, Nhân dân đã góp công, góp của hồi phục tôn tạo nhà hạ điện. Năm 2007, phục hồi tôn tạo cổng tham quan và nhà thượng điện bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Ủy ban nhân dân phường Nghi Thủy kết hợp với nguồn công đức. Từ đó, các hoạt động văn hóa ở đền được phục hồi trở lại như xưa. Hiện đền có khuôn viên rộng, thoáng đãng, là cơ sở tốt phục vụ các kỳ lễ nghi truyền thống. Đền còn lưu giữ ngôi trung điện nguyên bản và nhiều đồ tế khí cổ có giá trị như hương án, bàn thờ, câu đối, đại tự, long ngai, bài vị, lư hương, mâm cỗ bồng,…được các nghệ nhân xưa chạm trổ tỉ mỉ, kỹ thuật đạt đến trình độ cao, tạo nên những bức tranh đẹp mắt, sinh động.

Các nhân vật được thờ, hiện vật, câu đối, đại tự, sắc phong, bài vị, đặc biệt là 13 đạo sắc gốc hết sức quý giá, là nguồn tài liệu quý giúp hậu thế nghiên cứu về các giai đoạn lịch sử của địa phương.

Hằng năm, tại đền Mai Bảng có hai lễ hội lớn được tổ chức vào ngày 12 tháng 2 và ngày 3 tháng 5 âm lịch. Lễ hội ngày 12 tháng 2 được tổ chức để kỷ niệm ngày thành lập làng, đồng thời cũng là ngày lễ cầu ngư của các ngư dân biển Cửa Lò, và ngày giỗ của Chế Thắng Phu nhân. Vào ngày này, tất cả người dân trong làng cùng tề tựu tổ chức các hoạt động sôi nổi với các nghi thức như tế tà cần, rước Thần, lễ điềm đinh. Trước đó, người dân chuẩn bị những lễ vật góp giỗ, phân đội hình rước kiệu, đội hình đánh trống, đội cờ hội,…

Lễ rước và Lễ tế được diễn ra một cách vô cùng trang nghiêm. Nghề nghiệp chính của người dân Nghi Thủy là đánh bắt cá nên nó quyết định tín ngưỡng của họ trong việc cầu ngư và mang đậm dấu ấn đặc sắc cảu vùng miền. Mọi người thể hiện được những tâm nguyện, những mong mỏi về những điều tốt lành trong cuộc sống.

Ngày 3 tháng 5 âm lịch hằng năm là ngày giỗ Chiêu Trưng Vương Lê Khôi, toàn thể nhân dân Cửa Lò cùng tổ chức rước kiệu thần và tế thần. Qua những ngày lễ hội, nhân dân nơi đây cùng ôn lại truyền thống tốt đẹp của cha ông, giáo dục cho con cháu tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, yêu quê hương xứ sở,…

Ngoài các hoạt động văn hóa tâm linh, lễ hội còn được tổ chức các trò chơi giân dan và các trò chơi mới. Chính sự kết hợp này tạo nên sự phong phú cũng như sôi động cho văn hóa ngư dân vùng biển Cửa Lò.

Với những giá trị của di tích, năm 2012, đền Mai Bảng được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Năm 2016, di tích đền Mai Bảng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí