Lễ hội Đền Vạn Lộc
Lễ hội Đền Vạn Lộc
Lễ hội Đền Vạn Lộc
Lễ hội Đền Vạn Lộc
Lễ hội Đền Vạn Lộc
Lễ hội Đền Vạn Lộc
Lễ hội Đền Vạn Lộc
Lễ hội Đền Vạn Lộc

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Phường Nghi Tân, Thị xã Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An

LỄ HỘI ĐỀN VẠN LỘC Đền Vạn Lộc có địa chỉ tại phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, từ lâu đã là điểm đến tâm linh nổi tiếng của nhân dân trong vùng cũng như du khách thập phương. Đền Vạn Lộc là nơi thờ Thái uý Quận công Nguyễn Sư Hồi, người có công chiêu dân, lập ấp nên làng Vạn Lộc cách đây hơn 500 năm và thờ một số vị thần, các nho sinh, khoa bảng của làng. Đây là một công trình kiến trúc cổ kính được khơi dựng vào thời Lê Trung Hưng, Đền Vạn Lộc đã được nhà nước công nhận xếp hạng là di tích lịch sử Văn hóa Quốc gia từ năm 1991, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay di tích vẫn trường tồn cùng với núi Lô, sông Cấm. Lễ hội đền Vạn Lộc, còn gọi là lễ hội Thái uý Nguyễn Sư Hồi, thường được tổ chức vào các năm hoả: Tý, Ngọ, Mão, Dậu (ba năm một lần trong dịp rằm tháng giêng) còn gọi là Lễ cầu phúc, hay Lễ cầu yên. Phần Lễ và rước lễ: Sáng 16/1 sau ba hồi trống khai ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

LỄ HỘI ĐỀN VẠN LỘC

 

Đền Vạn Lộc có địa chỉ tại phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, từ lâu đã là điểm đến tâm linh nổi tiếng của nhân dân trong vùng cũng như du khách thập phương. Đền Vạn Lộc là nơi thờ Thái uý Quận công Nguyễn Sư Hồi, người có công chiêu dân, lập ấp nên làng Vạn Lộc cách đây hơn 500 năm và thờ một số vị thần, các nho sinh, khoa bảng của làng.

Đây là một công trình kiến trúc cổ kính được khơi dựng vào thời Lê Trung Hưng, Đền Vạn Lộc đã được nhà nước công nhận xếp hạng là di tích lịch sử Văn hóa Quốc gia từ năm 1991, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay di tích vẫn trường tồn cùng với núi Lô, sông Cấm.

Lễ hội đền Vạn Lộc, còn gọi là lễ hội Thái uý Nguyễn Sư Hồi, thường được tổ chức vào các năm hoả: Tý, Ngọ, Mão, Dậu (ba năm một lần trong dịp rằm tháng giêng) còn gọi là Lễ cầu phúc, hay Lễ cầu yên.

Phần Lễ và rước lễ:

Sáng 16/1 sau ba hồi trống khai mạc và đọc diễn văn ôn lại lịch sử truyền thống văn hoá của làng, nêu mục đích, ý nghĩa tổ chức lễ hội của ông chủ tịch Thị xã Cửa Lò tại khán đài mít tinh, là lễ dâng hương các vị thần trong đền của đại biểu và nhân dân. Đoàn rước chỉnh tề đội ngũ theo thứ tự: Đội múa lân, hai biển Tĩnh Túc, Hồi Tị; trống chiêng, kiệu ảnh Bác Hồ; đội Bát Bửu; hội cựu chiến binh; mâm ngũ quả; kiệu bằng sắc và long ngai; các vị quận công, các họ; Bằng chứng nhận di tích Quốc gia; hai biển Hồng Âm, Đại Vương và thượng đặng thần, đội cờ linh; đôi ngựa hồng, bạch dán đường cho kiệu sắc phong; long ngai của Nguyễn Sư Hồi và Lê Khôi có tán lọng che hai bên; đội tế, đại biểu các dòng họ... Đặc điểm riêng trong lễ rước là các họ có nhà thờ ở dọc đường đoàn rước đi qua, đều tự làm cổng chào thật đẹp có trưng bày hương án, đủ long ngai, bài vị, hộp sắc, sáp, hương hoa quả để ngưỡng đón đoàn rước. Đoàn rước đi từ đền qua hương Tây, rẽ trái hướng Nam, rẽ trái hướng Đông, rẽ trái hướng Bắc và quay về hướng tây trở về Đền. Mỗi khi đến gần một hương án dòng họ, đoàn rước đi chậm lại để đại diện dòng họ dâng hương hoa, bái vọng và đội sư tử lại múa trò, còn đội trống thì biểu diễn múa trống.

Lễ cầu phúc là lễ chính, còn gọi là đại tế, được tiến hành từ khoảng 19-20h cùng ngày.

Các bước hành lễ theo đúng thủ tục truyền thống có sẵn. Trong nội dung lễ có phần quan trọng là dọc văn chúc của đền và đọc văn thúc ước của làng. Trong khi tế, lúc đọc văn chúc, cũng như khi dâng hương, dâng rượu, đều có nhạc bát âm, chiêng, trống đệm vào, gây không khí hấp dẫn và linh thiêng.

Phần hội:

Có nhiều hình thức và nhiều trò chơi. Trò chơi truyền thống như chọi gà, đánh cờ người, đua thuyền trải, trò chơi hiện đại như thi đấu bóng chuyền, bóng bàn, bóng đá. Ngoài ra còn có cắm trại và biểu diễn văn nghệ của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp.

Hội đua thuyền được tiến hành sau khi đoàn rước về đền, bao giờ cũng sôi nổi cuốn hút hàng vạn du khách và nhân dân tham gia. Dưới sông, thuyền đậu dọc đường đua, cờ đỏ phất phới. trên bờ cả dãy dài người xem chật cứng, tiếng hò reo cổ vũ vang cả một vùng sông nước.

Đua thuyền có hai loại: đua thuyền đội hình, mỗi thuyền từ 25-30 tay đua có một người cầm chịch thổi còi hoặc gõ trống tạo hiệu lệnh. loại thứ hai là đua thuyền thúng, rất vui nhộn và nhiều pha gây cấn, tức cười.

Vùng Vạn Lộc được coi là danh thắng của tỉnh Nghệ An, có sông núi hữu tình, có nhiều di tích thắng cảnh nổi tiếng đang ngày càng thu hut nhiều du khách đến thăm.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí