Lễ hội Đền Diên Cờ
Lễ hội Đền Diên Cờ
Lễ hội Đền Diên Cờ
Lễ hội Đền Diên Cờ
Lễ hội Đền Diên Cờ

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Xã Nghi Trường, Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An

LỄ HỘI ĐỀN DIÊN CỜ           Đền Diên Cờ được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng, thuộc địa bàn thôn Diên Cờ, làng Đông Chử, tổng Thượng Xá, huyện Chân Lộc (nay thuộc xốm 14, xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Nơi đây mang đậm dấu ấn lịch sử và tâm linh của người dân miền biển xã Nghi Trường, là “cái nôi của phong trào yêu nước, phong trào cách mạng” của huyện Nghi Lộc trong suốt khoảng thời gian từ cuối thế kỷ thứ 19 đến trước Cách mạng Tháng Tám 1945. Theo phong tục cổ truyền, cứ 2 năm một lần, nhân dân địa phương lại tưng bừng tổ chức lễ hội đền Diên Cờ vào các ngày 20 và 21 tháng Giêng Âm lịch. Vào những ngày đó, dân các làng trong vùng làm mâm cỗ đội đến cúng tại Đền. Trong mâm cỗ không thể thiếu 2 thứ bánh truyền thống là bánh dày và bánh dì. Lễ hội đền Diên Cờ mang giá trị văn hóa, giá trị tâm linh trong tâm thức của cư dân Nghi Trường, thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân địa phương và ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

LỄ HỘI ĐỀN DIÊN CỜ

          Đền Diên Cờ được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng, thuộc địa bàn thôn Diên Cờ, làng Đông Chử, tổng Thượng Xá, huyện Chân Lộc (nay thuộc xốm 14, xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Nơi đây mang đậm dấu ấn lịch sử và tâm linh của người dân miền biển xã Nghi Trường, là “cái nôi của phong trào yêu nước, phong trào cách mạng” của huyện Nghi Lộc trong suốt khoảng thời gian từ cuối thế kỷ thứ 19 đến trước Cách mạng Tháng Tám 1945.

Theo phong tục cổ truyền, cứ 2 năm một lần, nhân dân địa phương lại tưng bừng tổ chức lễ hội đền Diên Cờ vào các ngày 20 và 21 tháng Giêng Âm lịch. Vào những ngày đó, dân các làng trong vùng làm mâm cỗ đội đến cúng tại Đền. Trong mâm cỗ không thể thiếu 2 thứ bánh truyền thống là bánh dày và bánh dì. Lễ hội đền Diên Cờ mang giá trị văn hóa, giá trị tâm linh trong tâm thức của cư dân Nghi Trường, thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân địa phương và dân chúng trong vùng. Lễ hội bắt đầu từ chiều ngày 20 và kết thúc vào tối ngày 21 tháng Giêng (Âm lịch), bao gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội.

Phần lễ bao gồm: lễ yết cáo, lễ tế, lễ rước và lễ tạ.

Lễ yết cáo: Vào tối ngày 20 tháng Giêng. Nội dung của lễ này, nhằm báo cáo với các vị thần về công việc chuẩn bị và xin được tiến hành vào ngày hôm sau được thuận lợi, mưa thuận gió hòa.

Lễ tế : Diễn ra vào ngày 21 tháng Giêng Âm lịch. Sau 3 hồi chiêng, trống, vị chủ tế sẽ đọc bài văn tế thần. Các nghi thức tế lễ truyền thống được tiến hành rất trang nghiêm, thành kính.

Lễ rước: sau khi tế xong, cuộc rước bắt đầu theo thứ tự: Đội múa lân, Đội trống chiêng; Đội bát bửu; Đội nhạc; rồi đến Kiệu rước bài vị các vị thần; Đội tế; Cuối cùng là Đại biểu và các tầng lớp nhân dân về dự lễ. Đoàn rước đi vòng quanh làng rồi trở về đền.

Phần hội với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi động, thi đánh cờ người, các trò chơi dân gian như: thi chọi gà, kéo co, đánh đáo, đánh đu, đánh cù, múa lân, tổ chức hát tuồng (vở Trưng Trắc Trưng Nhị)....

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí