Tham quan chế độ CAMERA
Giá: Miễn phí
Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
Địa chỉ: Phường Nghi Thủy, Thị xã Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An
ĐẢO LAN CHÂU – THỊ XÃ CỬA LÒ
Đảo Lan Châu nằm ngay sát biển Cửa Lò, chia bãi tắm Cửa Lò thành hai khu vực riêng biệt. Những lúc triều dâng, toàn đảo dầm chân trong nước biển. Dưới chân núi, về phía Đông Nam có nhiều tảng đá lớn, hình thù kỳ lạ với nhiều tên gọi khác nhau. Trên đảo, năm 1936, Vua Bảo Đại đã cho xây biệt thự để nghỉ dưỡng. Từ đây, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thị xã Cửa Lò và được phóng tầm mắt nhìn ngắm biển khơi bao la. Tại đây, có loài cúc biển đẹp lạ kỳ cho chính Vua Bảo Đại đem giống cây từ Pháp về.
Xa xa, ngoài khơi chừng 20km là núi Quỳnh Nhai, cao 218m, sâu 24m so với mặt nước biển. Quỳnh Nhai gồm Hòn Lớn và Hòn Con. Nơi đây còn lưu giữ được một truyền thuyết: “Nàng Tố Nương mỏi mắt trông chồng” nói về hòn đảo này. Tố Nương quê ở vùng An Lạc, Sơn Tây. Chồng nàng quê ở Hàm Hoan, chính là xứ Nghệ ngày nay. Vợ chồng đều là tướng lĩnh của Hai Bà Trung. Khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, vợ chồng lưu lạc mỗi người một nơi. Tố Nương quyết định dong buồm về Hàm Hoan tìm chồng. Gần đến nơi, không may thuyền bị phong ba, dạt vào đảo Quỳnh Nhai. Đến đây, nàng không còn sức lực và phương tiện để vào đất liền được nữa, đành phải ở lại trên đảo, ngày đêm dán mắt nhìn vào quê chồng. Đảo Mắt – Nhãn Sơn có tên từ đó. Đảo Mắt là vị trí tiền tiêu quan trọng để bảo vệ sự bình yên cho đất liền. Trên đảo có rừng xanh với nhiều loại chim biển, khỉ, dê, lợn rừng,…là tiềm năng du lịch sinh thái đa dạng thu hút khách du lịch Cửa Lò.
ĐẢO NGƯ – THỊ XÃ CỬA LÒ
Đảo Ngư nằm cách bờ hơn 4km, gồm hai hòn lớn nhỏ. Hòn lớn cao 133m, hòn nhỏ cao 88m so với mặt nước biển, diện tích 2,5km2, thuận tiện cho việc du lịch tham quan. Trên đảo có Bãi Chùa, được xây dựng vào thế kỷ thứ XIII, có chùa và vườn chùa; chùa có chùa Thượng, chùa Hạ, mỗi chùa có ba gian lợp ngói âm dương; các xà hạ khắc chạm các vật tứ linh (long, ly, quy, phượng) rất đẹp và rất linh thiêng; vườn chùa có nhiều cây xanh mọc tự nhiên như: đại, mưng, dưới (trong vườn chùa hiện có 2 cây dưới cổ thụ) và 1 giếng nước ngọt gọi là giếng Ngọc. Sân chùa có 2 cây lộc vừng khoảng 700 năm tuổi.
CHÙA ĐẢO NGƯ – THỊ XÃ CỬA LÒ
Chùa còn có tên gọi là chùa Song Ngư, tọa lạc trên đảo Ngư, ngoài cửa biển Đan Nhai thuộc huyện Chân Lộc, nay là Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Chùa được xây dựng ở nơi có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, trên núi, dưới biển, phong cảnh non nước hữu tình.
Chùa Song Ngư được xây dựng khoảng thế kỷ XIV, trải qua nhiều thế kỷ, ngôi chùa chịu tác động bởi chiến tranh, thiên tai đã trở thành phế tích. Để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tâm linh của Nhân dân, ngày 03 tháng 3 năm 2003, dự án phục dựng chùa Đảo Ngư trên nền cũ được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 7370/QĐ-UBCN do UBND Thị xã Cửa Lò làm chủ đầu tư. Ngày 30/4/2005, việc phục dựng, tôn tạo chùa Song Ngư đã hoàn thành. Dù mới được phục hồi nhưng chùa vẫn mang kiểu dáng kiến trúc ngôi chùa cổ truyền, với diện tích là 11.665m2, bao gồm các hạng mục công trình: Bến chùa, đường, vườn, nhà ban quản lý, tam quan, sân, nhà Tả vu, Hữu vu và hai tòa chính là Bái đường, Thượng điện.
Cũng như nhiều ngôi chùa khác, chùa Song Ngư thờ Phật theo phái Đại thừa, đồng thời phối thờ Sát hải Đại vương Hoàng Tá Thốn. “Tiền Phật hậu Thần” là phong tục thờ khá phổ biến ở nhiều nơi trên mảnh đất xứ Nghệ, vừa hướng con người đến với những điều tốt đẹp, vừa tri ân những bậc anh hùng có công với dân, với nước, cầu mong Thần phù trợ cho dân khang, vật thịnh, thuận buồm xuôi gió.
Từ khi phục dựng đến nay, chùa Song Ngư trở thành địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh rất có ý nghĩa đối với ngư dân vùng biển đảo Đan Nhai – Cửa Lò. Vào những ngày sóc, ngày vọng hay trước những lần vươn khơi, bám biển, ngư dân thường lên chùa cầu may, cầu bình an, cầu cá tôm đầy thuyền. Đồng thời, với vị trí này, chùa cũng trở thành một địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn của du khách gần xa mỗi dịp về thưởng ngoạn cảnh đẹp của vùng biển Cửa Lò.
Khoảng cách: 330 m
Khoảng cách: 520 m
Khoảng cách: 540 m
Khoảng cách: 580 m
Khoảng cách: 580 m
Khoảng cách: 610 m
Khoảng cách: 680 m
Khoảng cách: 760 m
Khoảng cách: 810 m
Khoảng cách: 820 m
Khoảng cách: 910 m
Khoảng cách: 960 m
Khoảng cách: 970 m
Khoảng cách: 990 m
Khoảng cách: 1.000 m
Khoảng cách: 1,02 km
Khoảng cách: 1,04 km
Khoảng cách: 1,06 km
Khoảng cách: 10 m
Khoảng cách: 50 m
Khoảng cách: 820 m
Khoảng cách: 1,29 km
Khoảng cách: 1,29 km
Khoảng cách: 1,64 km
Khoảng cách: 1,64 km
Khoảng cách: 1,71 km
Khoảng cách: 1,77 km
Khoảng cách: 2,05 km
Khoảng cách: 2,16 km
Khoảng cách: 2,44 km
Khoảng cách: 2,56 km
Khoảng cách: 2,81 km
Khoảng cách: 3,06 km
Khoảng cách: 3,22 km
Khoảng cách: 6,63 km
Khoảng cách: 6,84 km
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 700 m
Khoảng cách: 870 m
Khoảng cách: 1,21 km
Khoảng cách: 1,84 km
Khoảng cách: 2,27 km
Khoảng cách: 2,47 km
Khoảng cách: 2,48 km
Khoảng cách: 2,51 km
Khoảng cách: 2,51 km
Khoảng cách: 2,93 km
Khoảng cách: 3,65 km
Khoảng cách: 3,90 km
Khoảng cách: 5,56 km
Khoảng cách: 6,06 km
Khoảng cách: 6,07 km
Khoảng cách: 7,50 km
Khoảng cách: 7,61 km
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 1,38 km
Khoảng cách: 1,82 km
Khoảng cách: 1,94 km
Khoảng cách: 1,97 km
Khoảng cách: 2,05 km
Khoảng cách: 2,07 km
Khoảng cách: 2,13 km
Khoảng cách: 2,39 km
Khoảng cách: 2,97 km
Khoảng cách: 4,79 km
Khoảng cách: 9,66 km
Khoảng cách: 9,82 km
Khoảng cách: 10,31 km
Khoảng cách: 16,03 km
Khoảng cách: 16,49 km
Khoảng cách: 16,84 km
Khoảng cách: 17,36 km