Lễ hội đền thờ Nguyễn Xí
Lễ hội đền thờ Nguyễn Xí
Lễ hội đền thờ Nguyễn Xí
Lễ hội đền thờ Nguyễn Xí
Lễ hội đền thờ Nguyễn Xí
Lễ hội đền thờ Nguyễn Xí
Lễ hội đền thờ Nguyễn Xí
Lễ hội đền thờ Nguyễn Xí
Lễ hội đền thờ Nguyễn Xí
Lễ hội đền thờ Nguyễn Xí
Lễ hội đền thờ Nguyễn Xí
Lễ hội đền thờ Nguyễn Xí
Lễ hội đền thờ Nguyễn Xí

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Xã Nghi Hợp, Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An

LỄ HỘI ĐỀN NGUYỄN XÍ – NGHI LỘC Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí sinh năm Đinh Sửu tại Làng Thượng Xá huyện Chân Phúc, nay là xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông là một trong số đệ nhất khai quốc công thần thời Lê. Năm 1465, Nguyễn Xí qua đời, hưởng thọ 69 tuổi. Sau khi ông mất, vua Lê Thánh Tông truy tặng ông tước "Thái sư cương quốc công, đặc ân khai quốc, Thuỵ nghĩa vụ". Ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2280/QĐ-TTg về việc xếp hạng 07 di tích quốc gia đặc biệt, trong đó tỉnh Nghệ An có Di tích Lăng mộ và Đền thờ Nguyễn Xí tại xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc. Đây là quần thể kiến trúc mang đậm dấu ấn truyền thống của văn hoá Việt Nam. Theo dòng thời gian, Lễ hội đền Nguyễn Xí đã phát triển thành một Lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa vùng, miền xứ Nghệ. Hàng năm tại di tích có 8 kỳ lễ chính, trong đó lớn nhất là Lễ hội đền thờ Cương Quốc công Nguyễn Xí, lễ Tiếu trai đàn và ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

LỄ HỘI ĐỀN NGUYỄN XÍ – NGHI LỘC

Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí sinh năm Đinh Sửu tại Làng Thượng Xá huyện Chân Phúc, nay là xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông là một trong số đệ nhất khai quốc công thần thời Lê. Năm 1465, Nguyễn Xí qua đời, hưởng thọ 69 tuổi. Sau khi ông mất, vua Lê Thánh Tông truy tặng ông tước "Thái sư cương quốc công, đặc ân khai quốc, Thuỵ nghĩa vụ". Ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2280/QĐ-TTg về việc xếp hạng 07 di tích quốc gia đặc biệt, trong đó tỉnh Nghệ An có Di tích Lăng mộ và Đền thờ Nguyễn Xí tại xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc. Đây là quần thể kiến trúc mang đậm dấu ấn truyền thống của văn hoá Việt Nam.

Theo dòng thời gian, Lễ hội đền Nguyễn Xí đã phát triển thành một Lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa vùng, miền xứ Nghệ. Hàng năm tại di tích có 8 kỳ lễ chính, trong đó lớn nhất là Lễ hội đền thờ Cương Quốc công Nguyễn Xí, lễ Tiếu trai đàn và lễ giỗ Cương Quốc công Nguyễn Xí. Các kỳ lễ đều được tổ chức rất long trọng với quy mô lớn, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống xứ Nghệ, thu hút đông đảo con cháu trên mọi miền đất nước và nhân dân thập phương về chiêm ngưỡng và trẩy hội.    

1. Lễ hội đền thờ Cương Quốc công Nguyễn Xí (Lễ hội mừng công, Kỳ phúc)

  Lễ hội đền thờ Cương Quốc công Nguyễn Xí được tổ chức vào ngày 30/1 – 1/2 âm lịch hàng năm.

Đây là lễ hội lớn nhất huyện Nghi Lộc và là một trong 25 lễ hội trọng điểm của tỉnh Nghệ An nên được các cấp, các ngành của tỉnh, huyện rất quan tâm. Từ sau rằm tháng giêng, không khí lễ hội càng rộn ràng khắp xóm làng, các ban bệ bắt tay vào chuẩn bị, luyện tập đội tế lễ, tập cờ, tập trống, tập văn nghệ, tập luyện thể thao, trang phục…

Các hoạt động lễ và hội được tổ chức vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân và thu hút du khách đến với di tích ngày một đông hơn.

2. Lễ tiếu trai đàn

Lễ tiếu trai đàn được tổ chức vào ngày 16 tháng 6 âm lịch hàng năm. Tương truyền kỳ lễ này có từ thời Nguyễn Xí còn sống, vì vậy lễ này được con cháu và nhân dân đời sau duy trì cho đến ngày nay.

Hàng năm đến ngày 15-16/6 âm lịch, ban quản lý đền đều mời các nhà sư về lập đàn chay, tụng kinh lễ Phật, sám hối, cầu siêu cho hương hồn các tướng sĩ hi sinh vì dân vì nước. Đây còn là một biểu hiện sự giao thoa tư tưởng của tam giáo (Nho, Phật, Lão).

3. Lễ giỗ Cương Quốc công Nguyễn Xí

 Lễ giỗ Thái sư Cương Quốc công Nguyễn Xí được tổ chức vào hai ngày 29 – 30/10 âm lịch hàng năm.

* Ngày 29/10:

Lễ Yết cáo được thực hiện theo nghi thức truyền thống của địa phương, tế 3 tuần rượu, gồm các bước cơ bản sau: khởi chinh cổ tam nghiêm, tiểu nhạc tác, quán tẩy, củ soát tế vật, tựu vị, thượng hương, nghênh thần, sơ hiến tửu, đọc chúc, á hiến tửu, chung hiến tửu, điểm trà, phần chúc, tạ thần.

* Ngày 30/10:

Lễ chính tế được tiến hành từ lúc 8 giờ sáng đến 10 giờ sáng. Lễ chính tế được tổ chức trang nghiêm trọng đại, bài bản với đầy đủ nghi thức cổ truyền. Hàng huyện, hàng xã và hàng giáp đều có lễ vật riêng. Tham dự lễ Chính tế có các quan viên, chức sắc, kỳ lão, con cháu, nhân dân và du khách.  

Lễ giỗ Thái sư Cương Quốc công Nguyễn Xí còn là dịp để con cháu và nhân dân tưởng nhớ công lao trời biển và ôn lại truyền thống hào hùng, bất khuất của các bậc tiền nhân.

 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí