Tham quan chế độ CAMERA
Giá: Miễn phí
Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
Địa chỉ: Xã Nghi Khánh, Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An
ĐỀN NGUYỄN XÍ
Đền thờ Thái sư Cương Quốc công Nguyễn Xí là ngôi đền cổ kính, có quy mô tương đối lớn còn tồn tại trên mảnh đất xứ Nghệ là nơi Nguyễn Xí - một danh tướng tài ba, danh thần kiệt xuất thời Lê Sơ, người góp phần làm rạng danh quê hương xứ Nghệ. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, ngôi đền vẫn giữ được nét uy nghi, tráng lệ với lối kiến trúc đầy độc đáo.
Nguyễn Xí sinh năm Đinh Sửu (1397) tại làng Thượng Xá, huyện Chân Phúc, đạo Hoan Châu (nay là xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An), trong một gia đình làm nghề buôn muối. Sau khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi giặc Minh xâm lược, ông và anh trai Nguyễn Biện là những người đầu tiên gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Với tư chất thông minh, nhanh nhẹn, ông sớm được Lê Lợi để ý và huấn luyện trở thành một vị tướng tài ba. Tên tuổi của ông gắn liền với nhiều trận chiến oanh liệt chống giặc Minh thời bấy giờ như trận Tốt Động, Xương Giang...
Năm Mậu Thân (1428), Lê Lợi lên ngôi, Nguyễn Xí được đánh giá là bậc “khai quốc công thần”, đứng thứ 5 trong 9 bậc công thần, được ban quốc tính, là “rường cột” dưới 4 triều Vua Lê (Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông, Thánh Tông) với nhiều chức tước quan trọng như Long Hổ tướng quân suy trung bảo chính công thần, Khai quốc suy trung dương võ minh nghĩa phụ quốc tá lý tịnh nạn trung hưng công thần Á quận hầu, Sái quận công, Nhập nội tướng quốc, Thái úy... Nguyễn Xí không chỉ là vị tướng lỗi lạc mà còn là nhà chính trị có nhãn quan sáng suốt. Sống và hoạt động ngay giữa chốn quan triều đầy bất trắc, hàng loạt khai quốc công thần bị vu cáo, hãm hại, ngay đến Nguyễn Trãi cũng không bảo toàn được tính mạng, vậy nhưng, Nguyễn Xí vẫn vượt qua được tất cả, đặc biệt là đánh dẹp bè đảng phản nghịch, phế truất Lê Nghi Dân, đưa Hoàng tử Lê Tư Thành lên ngôi Hoàng đế, tức Vua Lê Thánh Tông - vị vua anh minh nhất của triều đại Lê Sơ - điều mà bình sinh Nguyễn Trãi hằng mong muốn. Bởi vậy, lịch sử gọi ông là “Người hai lần khai quốc”.
Ông mất ngày 30/10 năm Ất Dậu (1465), thi hài được an táng tại quê nhà ở làng Thượng Xá. Vua Lê Thánh Tông thương tiếc, 3 ngày không ngự triều và truy tặng ông là “Thái sư Cương Quốc công đặc ân khai quốc”. Đánh giá về con người ông Vua Lê Thánh Tông đã viết “... Lúc nước có biến phi thường, chỉ Ngươi lo toan cứu nạn. Cha con một nhà, cùng một lòng diệt phường gian ác. Nghĩa Vua - Tôi nghìn thuở, đỡ mặt trời mà đặt lên cao. Công kém gì đình thần nhà Hán, việc hơn cả các quan nhà Đường. Ba mối rường đã đứt lại được nối, vầng nhật nguyệt đã tối lại sáng ra...”.
Hai năm sau ngày ông qua đời, năm Đinh Hợi (1467), Vua Lê Thánh Tông đã cho lập đền thờ theo chế độ “quốc tạo, quốc tế”. Đền được lập trên một vùng đất rộng lớn, cao ráo. Phía sau là quần thể núi non hùng vĩ gồm núi Mão, núi Gươm, núi Cồn Thông, núi Voi làm điểm tựa. Công trình có 3 tòa thượng, trung, hạ điện và nhiều công trình phụ trợ như tam quan, gác chuông, khánh, tả, hữu vu... Tuy nhiên, trải qua các cuộc giao tranh giữa các tập đoàn phong kiến Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn, đền bị phá hủy nghiêm trọng. Đến thời Nguyễn, các công trình của đền lần lượt được tu bổ, tôn tạo lại. Bởi vậy, đền cơ bản mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Nguyễn Xí, được triều Lê sắc phong là “Thượng đẳng phúc thần, Hiển uy chính nghị anh liệt trung trinh đại vương”, đến triều Nguyễn, thần được phong “Thượng thượng đẳng tôn thần”.
Hiện nay, đền Nguyễn Xí là một trong những ngôi đền có quy mô lớn của tỉnh Nghệ An. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, ngôi đền vẫn giữ được nét uy nghi, tráng lệ, nhiều công trình như cổng tam quan, trung điện dựng theo lối kiến trúc chồng diêm độc đáo với nhiều mảng trang trí đẹp mắt cùng hệ thống các hiện vật có giá trị đang được lưu giữ tại di tích.
Lễ hội đền Nguyễn Xí diễn ra từ ngày 29/01 - 01/02 âm lịch hàng năm, thu hút đông đảo Nhân dân và con cháu họ Nguyễn Đình khắp nơi về tham dự. Lễ hội không chỉ là dịp hậu thế biểu hiện lòng tôn kính, tưởng nhớ đến vị danh thần kiệt xuất của dân tộc mà còn góp phần vào giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ trẻ, góp phần xây dựng và phát huy giá trị văn hóa của Nhân dân ta. Năm 1990, đền Nguyễn Xí được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia tại Quyết định số 34/QĐ-VH, ngày 09/01/1990.
Khoảng cách: 2,71 km
Khoảng cách: 3,14 km
Khoảng cách: 3,16 km
Khoảng cách: 3,20 km
Khoảng cách: 3,22 km
Khoảng cách: 3,25 km
Khoảng cách: 3,27 km
Khoảng cách: 3,28 km
Khoảng cách: 3,32 km
Khoảng cách: 3,32 km
Khoảng cách: 3,33 km
Khoảng cách: 3,35 km
Khoảng cách: 3,35 km
Khoảng cách: 3,36 km
Khoảng cách: 3,36 km
Khoảng cách: 3,39 km
Khoảng cách: 3,41 km
Khoảng cách: 3,41 km
Khoảng cách: 1,10 km
Khoảng cách: 1,90 km
Khoảng cách: 1,96 km
Khoảng cách: 2,40 km
Khoảng cách: 3,49 km
Khoảng cách: 3,50 km
Khoảng cách: 3,60 km
Khoảng cách: 3,65 km
Khoảng cách: 4,03 km
Khoảng cách: 4,20 km
Khoảng cách: 4,40 km
Khoảng cách: 4,51 km
Khoảng cách: 4,81 km
Khoảng cách: 4,97 km
Khoảng cách: 5,19 km
Khoảng cách: 6,50 km
Khoảng cách: 6,67 km
Khoảng cách: 8,57 km
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 250 m
Khoảng cách: 1,54 km
Khoảng cách: 1,86 km
Khoảng cách: 2,07 km
Khoảng cách: 2,07 km
Khoảng cách: 2,64 km
Khoảng cách: 2,80 km
Khoảng cách: 2,96 km
Khoảng cách: 3,22 km
Khoảng cách: 3,65 km
Khoảng cách: 3,93 km
Khoảng cách: 3,99 km
Khoảng cách: 4 km
Khoảng cách: 4,37 km
Khoảng cách: 4,95 km
Khoảng cách: 5,65 km
Khoảng cách: 7,20 km
Khoảng cách: 3,41 km
Khoảng cách: 3,53 km
Khoảng cách: 3,65 km
Khoảng cách: 3,72 km
Khoảng cách: 3,76 km
Khoảng cách: 3,82 km
Khoảng cách: 4,13 km
Khoảng cách: 4,22 km
Khoảng cách: 4,86 km
Khoảng cách: 5,63 km
Khoảng cách: 6,17 km
Khoảng cách: 6,39 km
Khoảng cách: 6,54 km
Khoảng cách: 6,98 km
Khoảng cách: 12,57 km
Khoảng cách: 14,95 km
Khoảng cách: 15,62 km
Khoảng cách: 15,67 km