Cụm Di tích Đền Chùa Bùi Ngọa
Cụm Di tích Đền Chùa Bùi Ngọa
Cụm Di tích Đền Chùa Bùi Ngọa
Cụm Di tích Đền Chùa Bùi Ngọa
Cụm Di tích Đền Chùa Bùi Ngọa
Cụm Di tích Đền Chùa Bùi Ngọa
Cụm Di tích Đền Chùa Bùi Ngọa
Cụm Di tích Đền Chùa Bùi Ngọa
Cụm Di tích Đền Chùa Bùi Ngọa
Cụm Di tích Đền Chùa Bùi Ngọa
Cụm Di tích Đền Chùa Bùi Ngọa
Cụm Di tích Đền Chùa Bùi Ngọa
Cụm Di tích Đền Chùa Bùi Ngọa
Cụm Di tích Đền Chùa Bùi Ngọa
Cụm Di tích Đền Chùa Bùi Ngọa
Cụm Di tích Đền Chùa Bùi Ngọa
Cụm Di tích Đền Chùa Bùi Ngọa
Cụm Di tích Đền Chùa Bùi Ngọa
Cụm Di tích Đền Chùa Bùi Ngọa
Cụm Di tích Đền Chùa Bùi Ngọa
Cụm Di tích Đền Chùa Bùi Ngọa
Cụm Di tích Đền Chùa Bùi Ngọa
Cụm Di tích Đền Chùa Bùi Ngọa
Cụm Di tích Đền Chùa Bùi Ngọa
Cụm Di tích Đền Chùa Bùi Ngọa

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 60 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Xã Hưng Trung, Huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An

CỤM DI TÍCH ĐỀN CHÙA BÙI NGÕA – HƯNG NGUYÊN Cụm di tích đền, chùa Bùi Ngõa tọa lạc tại xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Tương truyền, đền Bùi Ngõa được xây dựng vào thời Lê sơ để thờ Mượu Lộc hầu. Truyền thuyết dân gian kể lại rằng:  Mượu Lộc Hầu sau khi từ quan đã đem theo bổng lộc tích góp được, từ Kinh đô tìm về Hoan Châu và quyết định dừng chân tại mảnh đất Bùi Ngõa để khai hoang, chiêu dân lập làng. Ông chỉ đạo làm thủy lợi để tưới tiêu ruộng đồng, lập chợ để làm nơi trao đổi, buôn bán. Vùng Bùi Ngõa từ nơi hoang vu dần trở thành một làng quê trù phú, Nhân dân nghe tiếng tìm về đây lập nghiệp ngày càng đông đúc. Khi Mượu Lộc Hầu mất, dân làng đã mai táng ông trên một vùng đất cao ráo, thoáng đãng giữa mảnh đất gắn bó với công lao, sự nghiệp của ông, đồng thời, dựng đền thờ, tôn ông làm Thành hoàng. Về sau, tại đền phối thờ thêm các vị Cao Sơn – Cao Các, Bạch Y công chúa. Đền Bùi ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

CỤM DI TÍCH ĐỀN CHÙA BÙI NGÕA – HƯNG NGUYÊN

Cụm di tích đền, chùa Bùi Ngõa tọa lạc tại xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Tương truyền, đền Bùi Ngõa được xây dựng vào thời Lê sơ để thờ Mượu Lộc hầu. Truyền thuyết dân gian kể lại rằng:  Mượu Lộc Hầu sau khi từ quan đã đem theo bổng lộc tích góp được, từ Kinh đô tìm về Hoan Châu và quyết định dừng chân tại mảnh đất Bùi Ngõa để khai hoang, chiêu dân lập làng. Ông chỉ đạo làm thủy lợi để tưới tiêu ruộng đồng, lập chợ để làm nơi trao đổi, buôn bán. Vùng Bùi Ngõa từ nơi hoang vu dần trở thành một làng quê trù phú, Nhân dân nghe tiếng tìm về đây lập nghiệp ngày càng đông đúc. Khi Mượu Lộc Hầu mất, dân làng đã mai táng ông trên một vùng đất cao ráo, thoáng đãng giữa mảnh đất gắn bó với công lao, sự nghiệp của ông, đồng thời, dựng đền thờ, tôn ông làm Thành hoàng. Về sau, tại đền phối thờ thêm các vị Cao Sơn – Cao Các, Bạch Y công chúa. Đền Bùi Ngõa được công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa năm 1998.

Đền và phần mộ Mượu Lộc hầu nằm trong một khuôn viên khá rộng, nguyên xưa, gồm 3 tòa kiến trúc đẹp, chạm khắc tinh tế, dân làng thường dùng làm nơi sinh hoạt cộng đồng. Trong kháng chiến chống Mỹ, 2 tòa Trung và Hạ điện bị hư hỏng, chỉ còn lại Thượng điện. Về sau, Nhân dân trùng tu lại 2 tòa Trung, Hạ điện, trả lại bố cục ban đầu cho di tích. Hiện nay, cạnh đền còn ngôi giếng cổ có tên là giếng Mượu, vẫn được người dân dùng làm nước sinh hoạt hàng ngày.

Chùa Bùi Ngõa trước đây là một ngôi miếu thiêng, dựng bên bờ sông Đào từ thế kỷ 13. Đến thời nhà Nguyễn, để tránh lũ cuốn, miếu đã được di dời về làng Bùi Ngõa, bên cạnh đền, trùng tu với quy mô lớn như ngày nay. Chùa tọa lạc trên diện tích 400m2, gồm các nhà: Thượng, Hạ, Trung đàn. Đây là nơi thờ Phật tổ, Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Đức Thánh Trần Quốc Tuấn và Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Cùng với đền Bùi Ngõa, năm 1998 chùa Bùi Ngõa được UBND tỉnh Nghệ An cấp bằng Di tích Lịch sử Văn hóa. Trải qua hàng trăm năm tồn tại, nơi hội tụ “tam giáo đồng nguyên”, với tán cây bồ đề vươn cao trên đất Bùi Ngõa, chùa đã góp phần tạo nên một không gian văn hóa tâm linh độc đáo ở đây.

Tại khu vực đền, chùa Bùi Ngõa, từ xưa đến nay là trung tâm sinh hoạt văn hóa đậm truyền thống của dân làng Bùi Ngõa. Ngoài các kỳ lễ truyền thống của Phật giáo thì hàng năm, tại đền Bùi Ngõa còn diễn ra nhiều kỳ lễ, điều đặc biệt là trong các kì lễ ấy, người làng Bùi Ngõa không kể lương – giáo đều tụ hội về đền để ôn lại công đức của tiền nhân, hướng thiện cho con cháu, báo công lao động, học tập trong một năm, mừng thọ các cụ cao tuổi trong làng... Và không biết tự bao giờ, trong tâm thức của người dân Bùi Ngõa, đền đã có ý nghĩa như một đình làng, nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng làng xã hiếm hoi còn được lưu giữ được ở Nghệ An 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí