Đền thờ Đinh Bạt Tụy
Đền thờ Đinh Bạt Tụy
Đền thờ Đinh Bạt Tụy
Đền thờ Đinh Bạt Tụy
Đền thờ Đinh Bạt Tụy
Đền thờ Đinh Bạt Tụy
Đền thờ Đinh Bạt Tụy
Đền thờ Đinh Bạt Tụy
Đền thờ Đinh Bạt Tụy
Đền thờ Đinh Bạt Tụy
Đền thờ Đinh Bạt Tụy
Đền thờ Đinh Bạt Tụy
Đền thờ Đinh Bạt Tụy
Đền thờ Đinh Bạt Tụy
Đền thờ Đinh Bạt Tụy
Đền thờ Đinh Bạt Tụy
Đền thờ Đinh Bạt Tụy
Đền thờ Đinh Bạt Tụy
Đền thờ Đinh Bạt Tụy
Đền thờ Đinh Bạt Tụy
Đền thờ Đinh Bạt Tụy
Đền thờ Đinh Bạt Tụy
Đền thờ Đinh Bạt Tụy
Đền thờ Đinh Bạt Tụy
Đền thờ Đinh Bạt Tụy

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 60 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Xã Hưng Trung, Huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An

ĐỀN THỜ ĐINH BẠT TỤY – HƯNG NGUYÊN Đền thờ Bộ binh Thượng thư Đinh Bạt Tụy tọa lạc tại xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Đinh Bạt Tuỵ người làng Bùi Ngoã (nay là xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An), sinh ra trong một gia đình, dòng dõi có truyền thống Nho học. Tổ tiên ông vốn ở phủ Tràng An, động Hoa Lư, di cư vào làng Bùi Ngõa, xã Bùi Khổng từ đời nhà Lê. Từ đó về sau, dòng họ ông đời nối đời theo nghiệp nho gia, xuất hiện nhiều danh tướng, lương thần văn võ toàn tài. Lúc thiếu thời, Đinh Bạt Tuỵ đã tỏ rõ sự thông minh, sáng dạ, chí khí hơn người. Trong khi tiền đồ đang rộng mở thì một tai họa ập đến với ông, cả cha và mẹ cùng qua đời. Năm đó, ông mới 13 tuổi, phải tạm gác bút nghiên, đi làm thuê để kiếm sống nhưng vẫn luôn nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão về “cửa Khổng, sân Trình”. Một thầy đồ trong làng biết được hoàn cảnh, cảm phục ý chí vươn lên của Đinh Bạt Tuỵ đã đưa ông ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

ĐỀN THỜ ĐINH BẠT TỤY – HƯNG NGUYÊN

 

Đền thờ Bộ binh Thượng thư Đinh Bạt Tụy tọa lạc tại xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Đinh Bạt Tuỵ người làng Bùi Ngoã (nay là xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An), sinh ra trong một gia đình, dòng dõi có truyền thống Nho học. Tổ tiên ông vốn ở phủ Tràng An, động Hoa Lư, di cư vào làng Bùi Ngõa, xã Bùi Khổng từ đời nhà Lê. Từ đó về sau, dòng họ ông đời nối đời theo nghiệp nho gia, xuất hiện nhiều danh tướng, lương thần văn võ toàn tài.

Lúc thiếu thời, Đinh Bạt Tuỵ đã tỏ rõ sự thông minh, sáng dạ, chí khí hơn người. Trong khi tiền đồ đang rộng mở thì một tai họa ập đến với ông, cả cha và mẹ cùng qua đời. Năm đó, ông mới 13 tuổi, phải tạm gác bút nghiên, đi làm thuê để kiếm sống nhưng vẫn luôn nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão về “cửa Khổng, sân Trình”. Một thầy đồ trong làng biết được hoàn cảnh, cảm phục ý chí vươn lên của Đinh Bạt Tuỵ đã đưa ông về nuôi dưỡng và tiếp tục cho ăn học. Năm 25 tuổi, Đinh Bạt Tuỵ thi đỗ Cử nhân, rồi học tại Quốc Tử Giám. Sau đó, ông được triều đình giao giữ nhiều chức vụ quan trọng.

Gần 40 năm làm quan (1554 -1589), Đinh Bạt Tụy là một nhà khoa bảng, một vị tướng văn võ song toàn, trung quân, ái quốc, một trong những “danh tướng lương thần” đã phò giúp 3 đời vua Lê: Lê Trung Tông (1554 - 1555), Lê Anh Tông (1556 - 1572) và Lê Thế Tông (1573 - 1589), có nhiều cống hiến đối với công cuộc dẹp loạn, an dân, ổn định tình hình đất nước vào thế kỷ XVI. Tên tuổi và công trạng của ông đã được lịch sử dân tộc ghi nhận là “Đệ nhất công thần” lúc bấy giờ.

Ông lâm bệnh nặng và mất vào ngày 17 tháng 4 năm 1589, hưởng thọ 74 tuổi. Giữa lúc công việc quốc gia đại sự đang bề bộn, vua Lê Thế Tông vẫn tổ chức tang lễ cho ông theo nghi thức quốc gia và cấp tiền bạc, cử binh lính đưa thi hài của ông về quê (làng Bùi Ngõa, xã Bùi Khổng, nay là Hưng Nguyên, Nghệ An) an táng, lập đền thờ phụng, gọi là đền thờ Đinh Bạt Tụy. Ngoài ra, ông còn được thờ tại nhiều di tích khác trên địa bàn huyện Hưng Nguyên.

Đền thờ Đinh Bạt Tụy tọa lạc trên khuôn viên có diện tích trên 10.000m2. Dù đã trải qua hàng trăm năm tồn tại, với nhiều đợt trùng tu, đền thờ vẫn giữ được dáng dấp cổ xưa. Hàng năm, vào những ngày lễ trọng tại đền, thu hút chính quyền địa phương và đông đảo con cháu nội, ngoại trên cả nước về dự lễ. Đền thờ đã được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia (Quyết định 1549/QĐ ngày 30/9/1991). Hiện nay, tên tuổi của Đinh Bạt Tụy còn được đặt cho nhiều trường học, nhiều con đường trong và ngoài tỉnh./.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí