Tham quan chế độ CAMERA
Giá: Miễn phí
Thời gian tham quan tại một điểm: 60 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
Địa chỉ: Xã Hưng Trung, Huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An
MỘ NGUYỄN TRƯỜNG TỘ - HƯNG NGUYÊN
Những năm cuối thế kỷ XIX khi tầng lớp nho sỹ đang mải miết trong lối tư duy phong kiến, thì nước Đại Nam xuất hiện một xu hướng đòi canh tân đất nước. Trong đó nổi bật một con người với “một học vấn lớn, kiến thức lớn, tư tưởng lớn, nghị luận lớn”, mà tất cả những điều đó gắn liền với lịch sử tư tưởng và lịch sử văn hóa Việt Nam thời cận đại. Nhưng cuộc đời ông lại là tấn bi kịch của một tài năng không được trọng dụng, để cuối đời an nghỉ giữ cánh đồng làng đất mẹ. Cuộc đời tuy ngắn ngủi mà đức trí được nhắc tới lâu dài, đó là nhà tri thức công giáo Nguyễn Trường Tộ (1828 – 1871), sinh ra ở làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Vốn có tư chất thông minh, lại được theo học chữ Hán ở trường làng và chữ Pháp ở trường Dòng, được trực tiếp sang các nước châu Âu tìm hiểu, nghiên cứu, Nguyễn Trường Tộ sớm trở thành một trí thức uyên bác Đông, Tây, kim, cổ. Với ý thức tự tôn dân tộc sâu sắc, vốn tri thức tân tiến đã thâu tóm được, Nguyễn Trường Tộ đề xuất con đường cứu nước ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX là thực hiện chính sách ngoại giao đa phương và tiến hành mở cửa, canh tân đất nước theo đường lối Thiên Hoàng Minh Trị đã thực hiện ở Nhật Bản. 58 bản điều trần – 58 chương trình canh tân, đổi mới toàn diện đất nước mà Nguyễn Trường Tộ soạn thảo và gửi lên triều đình Huế từ năm 1863 đến năm 1871 là để thực hiện con đường cứu nước đó. Nhưng thật không may, sự bảo thủ trì trệ, bám vào những giá trị cổ hủ, những quyền lợi cá nhân của đám tham quan vô lại trong triều đình Huế đã ngăn cản những sự nỗ lực của Nguyễn Trường Tộ.
Sau những bản “điều trần” vô vọng, ông lui về quê, dưỡng bệnh nhưng vẫn hướng dẫn người dân đào kênh Sắt, đoạn chảy qua xã Đoài; thiết kế và chỉ đạo xây dựng nhà thờ Đoài. Ngoài ra ông còn là tác giả thiết kế xây dựng tòa Nhà nguyện của Dòng tu nữ Sài Gòn (1862 – 1863).
Ngôi mộ ông xưa chỉ “sè sè nắm đất…” nằm giữ đồng làng được an táng tại Bãi Đá Mài (cách mộ bây giờ 300m về phía Tây). Khoảng năm 1941, Giaso sư Nguyễn Lân góp tiền – bao gồm cả nhuận bút cuốn sách của ông về Nguyễn Trường Tộ - và kêu gọi các bậc hiền tài và sĩ phu trong Hội Khai trí tín đức Vinh đóng góp tiền bạc, cải táng về gần làng và lập mộ đá, nhỏ nhưng đẹp và thân thiện. Năm 1996, khu mộ được tôn tạo khang trang như ngày nay.
Khu mộ nằm trên một mảnh đất cao với diện tich 1.062m2, được bao bọc bơi đồng ruộng, lũy tre làng, trước mặt là kênh Kẻ Gai, bên trái là nhà thờ Xã Đoài đồ sộ với tháp chuông cao vút, bên phải là những khoảng vườn cây đầy cây trái cam, chanh, những đặc sản nổi tiếng của xứ Nghẹ.
Công trình tưởng niệm Nguyễn Trường Tộ gồm có 2 phần: Vườn mộ và Mộ.
Vườn mộ tuy không rộng nhưng được tôn tạo khá khang trang, một hàng rào bằng gạch, có bố trí các con tiện bằng sứ men trắng thanh nhã bao quanh. Trong khuôn viên, các lối đi lại được ghép bằng gạch nung đỏ, xen kẽ đều khắp là các loại cây cảnh như: tùng, bascg, đại, trúc,… và các bồn hoa, khiến chúng ta có cảm tưởng như đang đứng trong một công viên nho nhỏ, xinh xinh giữ một vùng quê yên ả, thanh bình.
Mộ Nguyễn Trường Tộ nằm theo hướng Đông – Tây, chất liệu bằng đá xanh Thanh Hóa, được cấu trúc theo kiểu hình hộp chữ nhật là nơi đặt hài cốt của ông, phần dưới mộ làm thành 3 cấp, được chạm trổ hoa văn hoa lá, chữ triện khép kín, mặt trên của mộ được tạo hình vòm cuốn.
Gắn liền với phần mộ là đầu bia. Bia được làm bằng đá xanh nguyên khối, có dáng dấp của một bia cổ nhưng lại pha trộn nét đặc trưng của tôn giáo: Cây Thánh giá đặt trên đầu chóp bia, trán bia hình bán nguyệt, chạm trổ hình đầu rồng và hoa văn mây nước, hoa lá, xung quanh bia chạm các hình hoa mai, hoa lựu, cây bút, cuốn thư và 4 con dơi như nói lên khát vọng của ông: Phúc Lộc để lại cho muôn đời con cháu. Phía trước và mặt bên của cột trụ bia có chạm hai câu đối bằng chữ Hán – Nôm ngợi ca tinh thần chí khí của một con người rất mực kính Chúa, yêu nước.
Nổi bật ở phần trước của bia là văn bia được khắc bằng chữ Quốc ngữ ghi tóm tắt tiểu sử, sự nghiệp ca ngợi trí tuệ, tài năng của Nguyễn Trường Tộ cùng với câu thơ nối tiếng của ông “một bước sa chân nghìn đời mang hận - quay đầu nhìn lại, cơ đồ đã hóa trăm năm”
Ngày 21/01/1992, Bộ Văn hóa xếp hạng Mộ Nguyễn Trường Tộ là Di tích cấp quốc gia tại Quyết định số 97/QĐ-VH.
Khoảng cách: 4,38 km
Khoảng cách: 4,43 km
Khoảng cách: 4,63 km
Khoảng cách: 4,64 km
Khoảng cách: 7,37 km
Khoảng cách: 9,08 km
Khoảng cách: 9,34 km
Khoảng cách: 9,79 km
Khoảng cách: 9,97 km
Khoảng cách: 10,42 km
Khoảng cách: 10,61 km
Khoảng cách: 11,25 km
Khoảng cách: 11,43 km
Khoảng cách: 11,98 km
Khoảng cách: 12,61 km
Khoảng cách: 12,68 km
Khoảng cách: 12,71 km
Khoảng cách: 12,73 km
Khoảng cách: 4,09 km
Khoảng cách: 4,13 km
Khoảng cách: 9,84 km
Khoảng cách: 11,22 km
Khoảng cách: 11,44 km
Khoảng cách: 12,12 km
Khoảng cách: 12,15 km
Khoảng cách: 12,21 km
Khoảng cách: 12,27 km
Khoảng cách: 12,35 km
Khoảng cách: 12,68 km
Khoảng cách: 12,80 km
Khoảng cách: 12,98 km
Khoảng cách: 13,04 km
Khoảng cách: 13,05 km
Khoảng cách: 13,09 km
Khoảng cách: 13,11 km
Khoảng cách: 13,16 km
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 1,35 km
Khoảng cách: 1,88 km
Khoảng cách: 4,77 km
Khoảng cách: 5,95 km
Khoảng cách: 8,55 km
Khoảng cách: 8,84 km
Khoảng cách: 8,96 km
Khoảng cách: 9,01 km
Khoảng cách: 9,06 km
Khoảng cách: 9,14 km
Khoảng cách: 9,19 km
Khoảng cách: 9,19 km
Khoảng cách: 9,28 km
Khoảng cách: 9,84 km
Khoảng cách: 10,17 km
Khoảng cách: 10,40 km
Khoảng cách: 10,56 km
Khoảng cách: 4,16 km
Khoảng cách: 4,31 km
Khoảng cách: 4,37 km
Khoảng cách: 7,16 km
Khoảng cách: 12,55 km
Khoảng cách: 12,57 km
Khoảng cách: 12,60 km
Khoảng cách: 12,66 km
Khoảng cách: 12,70 km
Khoảng cách: 12,82 km
Khoảng cách: 13,05 km
Khoảng cách: 13,05 km
Khoảng cách: 13,07 km
Khoảng cách: 13,09 km
Khoảng cách: 13,33 km
Khoảng cách: 13,41 km
Khoảng cách: 13,59 km
Khoảng cách: 13,65 km