Đình Hoành Sơn
Đình Hoành Sơn
Đình Hoành Sơn
Đình Hoành Sơn
Đình Hoành Sơn
Đình Hoành Sơn
Đình Hoành Sơn
Đình Hoành Sơn
Đình Hoành Sơn
Đình Hoành Sơn
Đình Hoành Sơn
Đình Hoành Sơn
Đình Hoành Sơn
Đình Hoành Sơn

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Xã Khánh Sơn, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An

ĐÌNH HOÀNH SƠN – NAM ĐÀN Đây là di tích kiến trúc nghệ thuật đầu tiên của tỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết đính số 2082/QĐ-TTg, ngày 25/12/2017. Đình Hoành Sơn được xây dựng từ năm 1763, hoàn thành năm 1764, trên một khu đất bằng phẳng, hướng về phía Bắc, phía trước là dòng Lam giang thơ mộng, xung quanh là dân cư đông đúc, đồng ruộng tươi tốt, sau lưng có núi Ngang thuộc dãy Thiên Nhẫn làm chỗ dựa vững chắc, là vị trí đắc địa theo thuật “phong thủy”. Đây là công trình kiến trúc có quy mô lớn, nơi hội tụ tài hoa, tâm huyết và ước nguyện của cư dân Nam Đàn xưa. Đình nổi danh bởi có nhiều mảng chạm khắc, trang trí trên gỗ tinh xảo, biểu đạt nội dung phong phú và tính thẩm mỹ vào hàng đệ nhất. Người khởi xướng và chủ sự xây dựng đình Hoành Sơn là ông Đặng Thạc thuộc gia đình dòng dõi thế tộc, có uy quyền trong vùng, từng thi đậu Hương cống triều Lê Cảnh Hưng (1740 – 1746), làm quan và được phong ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

ĐÌNH HOÀNH SƠN – NAM ĐÀN

 

Đây là di tích kiến trúc nghệ thuật đầu tiên của tỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết đính số 2082/QĐ-TTg, ngày 25/12/2017.

Đình Hoành Sơn được xây dựng từ năm 1763, hoàn thành năm 1764, trên một khu đất bằng phẳng, hướng về phía Bắc, phía trước là dòng Lam giang thơ mộng, xung quanh là dân cư đông đúc, đồng ruộng tươi tốt, sau lưng có núi Ngang thuộc dãy Thiên Nhẫn làm chỗ dựa vững chắc, là vị trí đắc địa theo thuật “phong thủy”.

Đây là công trình kiến trúc có quy mô lớn, nơi hội tụ tài hoa, tâm huyết và ước nguyện của cư dân Nam Đàn xưa. Đình nổi danh bởi có nhiều mảng chạm khắc, trang trí trên gỗ tinh xảo, biểu đạt nội dung phong phú và tính thẩm mỹ vào hàng đệ nhất.

Người khởi xướng và chủ sự xây dựng đình Hoành Sơn là ông Đặng Thạc thuộc gia đình dòng dõi thế tộc, có uy quyền trong vùng, từng thi đậu Hương cống triều Lê Cảnh Hưng (1740 – 1746), làm quan và được phong tước Quảng Nghĩa bá. Gặp năm được mùa, đời sống nhân dân sung túc, các tầng lớp sĩ, nông, công, thương trong làng đều làm ăn phát đạt, ông đã vận động nhân dân quyên góp để xây dựng đình làng. Bản thân ông cũng tự bỏ nhiều tiền của và hiến mảnh vườn đẹp cho đình làng.

Đình có kết cấu kiến trúc hình chữ “Đinh”, bao gồm các hạng mục: sân, đại đình và hậu cung. Đại đình được dựng bằng gỗ lim, gồm 8 vì, 7 gian (trong đó có 2 gian hồi văn). Kết cấu vì kèo theo kiểu “các thanh gỗ ngắn chồng lên nhau”. Hệ thống cột gồm: 32 cột gỗ lim tròn, trong đó có: 12 cột cái cao 5m, đường kính 45 cm; 20 cột quân cao 4m, đường kính 42 cm. hệ thống đường hoành, xà gồm: 26 đường hoành rải đều trên 2 mái; 42 đường xà và 8 đường hạ…Cách kết cấu của đình đặc biệt vững chắc, có khả năng chống được bão lụt lớn.

Nội thất đình được bố trí nhiều bức chạm khắc nghệ thuật tinh xảo, kết hợp giữa chạm lộng và bong kênh, rất phong phú về các điển tích và cảnh sinh hoạt đời sống dân gian. Hai xà nách hai bên cửa chính có chạm 2 câu chữ Hán nằm trang trọng trên hình tượng con dơi, lá đề, mỗi câu 5 chữ: bên tả là “phú, quý, thọ, khang, ninh”; bên hữu là “lễ, nghĩa, liêm, sỉ” với ý nghĩa làng Hoành Sơn với 5 phường, 4 giáp đều giữ được phong hóa, đạo lý tốt đẹp, với sự giàu có, sang trọng, tuổi thọ, thong thả, yên ổn. Các phù điêu chạm khắc lưỡng long triều nguyệt, cá hóa rồng, rồng mẹ rồng con quấn quýt. Các kẻ, nghé, đấu, cốn, bẩy đều chạm khắc đề tài “tứ linh” (long, ly, quy, phượng) – mỗi linh vật một tư thế, một nét mặt (hỷ, nộ, ái, ố) khác nhau. Các ván lá gió thường chạm đề tài điển tích, như: Thành Thang đón Y Doãn, Hán sứ mời tứ hạc…Rất nhiều mảnh chạm hoạt cảnh dân gian như: vinh quy, yết bảng, đấu võ, đua thuyền…Phía trên đường hoành đỡ lấy mái hồi bên phải còn trang trí những hoạt cảnh về nông dân, ngư dân (ngư tiều canh mục), như: nhổ mạ, đi cấy, gánh mạ, cày, bừa, bắt cá, cất vó, người gánh hàng đi chợ, trẻ chăn trâu ngồi chơi…thể hiện quan điểm triết lý nhân sinh thấm đẫm tinh thần nhân văn của dân tộc và phản ánh trình độ chạm khắc đã đạt đến trình độ bậc thầy. Hậu cung gồm 1 gian, là nơi bài trí thờ phụng.

Học giả người Pháp Hippolyte Le Breton trong tác phẩm “An Tĩnh cổ lục” khi đến tham quan, tìm hiểu về đình cũng phải thốt lên “tôi chưa hề thấy một ngôi đình nào đẹp như đình này, đặc sắc nhất trong các đền đài mang tính chất tôn giáo của người An Nam”.

Nhân vật được thờ chính tại đình là Thành hoàng làng Uy Minh Vương Lý Nhật Quang – vị Tri châu đầu tiên của Nghệ An, người có công rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của xứ Nghệ nói chung và Nam Đàn nói riêng. Dấu ấn sự nghiệp của ông còn được thể hiện rõ qua việc khai hoang, mở đất, lập làng, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Về sau, tại đình còn hợp tự thêm một số vị Thần, Phật từ các đền, chùa khác trong vùng bị hư hỏng.

Hàng năm, tại đình, Nhân dân làng Hoành Sơn tổ chức lễ hội Kì phúc vào tháng 6 âm lịch. Đây là một lễ hội dân gian có tính tổ chức cao, quy mô lớn và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương. Lễ hội rước tất cả các Thần trong làng về hội đồng ở đình để làm lễ tế, thu hút hàng ngàn người đến dự. Hội có nhiều trò chơi hấp dẫn, vui vẻ giúp cho người dân quên đi nỗi mệt nhọc trong lao động, làm tăng tình yêu, sự gắn bó với quê hương, cố kết cộng đồng làng xã, chung sức xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí