Tham quan chế độ CAMERA
Giá: Miễn phí
Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
Địa chỉ: Xã Nam Trung, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An
ĐÌNH TRUNG CẦN VÀ MỘ TỐNG TẤT THẮNG – NAM ĐÀN
Đình Trung Cần, xã Nam Trung, huyện Nam Đàn (nay là xã Trung Phúc Cường) được khởi công xây dựng vào năm Tân Sửu (1781), chủ trì là 3 vị tiến sỹ họ Nguyễn Trọng là Nguyễn Trọng Thường, Nguyễn Trọng Đương, Nguyễn Trọng Đường, tọa lạc trên dải đát cao ráo, thoáng đãng, ngoảnh mặt về phái Nam của làng cổ Trung Cần. Đình là nơi thờ Thành hoàng Quận công Tống Tất Thắng – ông là người thông minh, dũng cảm, đỗ Tiến sỹ năm 18 tuổi, làm Lại bộ Thượng thư, lập nhiều chiến công trong đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ biên cương đất nước thời Lê. Sau khi đánh giặc thắng trận trên đường trở về, ông lâm bệnh nặng và qua đời khi mới 35 tuổi. Mộ ông được mai táng tại làng Trung Cần và được xây dựng trong một khuôn viên đẹp thể hiện tấm lòng ngưỡng mộ của thế hệ đời sau đối với một danh tướng lương thần đã có công với dân với nước. Ngoài ra tại đình còn phối thờ Tam Tòa Đại Vương, Tứ Vị Đại Vương, Cao Sơn Cao Các.
Đình là một công trình kiến trúc văn hóa nghệ thuật bề thế, cổ kính, tinh tế, thể hiện nhận thức thẩm mỹ, trình độ kỹ thuật cao và tư tưởng Nho giáo của những người thợ và Nhân dân trong vùng.
Phía trước của đình, bên cạnh các cồn đất thấp tượng trưng cho học hành thi cử. Tường đình cao quá đầu người, bao bọc bốn bề sân vườn, có lối đi ở mặt trên, tiện cho mọi người ngồi xem lễ hội diễn ra trong sân đình. Trước cổng đình là bia đá ghi sự tích đình và công lao tên tuổi của những người đã góp công, góp của, ruộng đất cho việc xây dựng đình. Cửa đình có 2 cột nanh cao vút, trên đầu là hai con nghê bằng đất nung với hoa văn chi tiết mềm mại, tinh tế hướng chầu vào đình, mang đặc thù của linh vật thời Le Trung hưng. Sân đình bằng phẳng, cỏ xanh mượt mà và nhiều cây cổ thụ. Ngôi đình oai nghiêm, mái cong, trên nóc có hình “Lưỡng long triều nguyệt”, và đắp nổi dày đặc những biểu tượng linh vật thiêng là những con rồng, nghê, kỳ lân đúc đất nung chạy dài trên các bờ giải, các góc mái, nối tiếp là những con chim phượng sải cánh như muốn bay lên bầu trời.
Đình kết cấu kiểu tứ trụ gồm 5 gian, 3 gian chính, 2 gian phụ, chiều dài 30m, chiều ngang 16m, 6 vì gồm 24 cột lim. Mỗi cột cao tầm 8m, chu vi 1.5m. Tất cả 12 kèo trước, sau và hồi đều được chạm trổ tinh tế. Mỗi góc trên xà đều được chạm trổ công phu phù điêu “con rồng ổ”. Tám cong rồng ổ là tám đường gỗ tròn được chạm lộng đầu rồng, cuộn tròn thu hình trong góc mái, đầu thò ra khoảng không, miệng ngậm ngọc, nanh vuốt vẩy vi mềm mại, đường nét kín đáo, uyển chuyển như thực như mơ, đường nét chạm mộc trong đình rất thanh thoát mà dày đặc, vừa nổi vừa chìm, tất cả được xếp đặt tạo hình, tạo dáng tinh tế, hài hòa.
Các đường hạ, thượng đều được chạm nổi đề tài “mây, mưa, lá đề, tùng, cúc, trúc, mai”. Trên các xà nách được chạm trổ 24 bức tranh, đây là những tác phẩm kỳ công của nghệ thuật điêu khắc cổ. Những điển tích như “Vua Thuấn đi cày”, “Vua Nghiêu truyền ngôi cho Vua Thuấn ở Hoàng cung” được thể hiện tinh xảo, cảnh “Vượt thuyền trong giông bão”, những cảnh sinh hoạt trong dân gian rất sinh động như “Tiến sỹ về làng”, “Người đánh đàn”, “Trẻ chăn trâu thổi sáo”, “Mẹ cho con bú”, “Trai gái giã gạo”, “Người đánh cờ”, “Người đọc sách ngâm thơ”, “Phi ngựa chiến qua làng”. Tất cả được xếp đặt tạo hình, tạo dáng hài hòa, thể hiện kỹ thuật chạm khắc gỗ đạt tới mức điêu luyện. Ở gian giữa có bức hoành phi khắc bằng chữ Hán: “Thánh cung vạn vạn tuế”. Qua kết cấu, bài trí các họa tiết, hoa văn, các bức tranh chạm trổ trong đình đã thể hiện sự tài hoa, kết hợp hài hòa giữa tư tưởng Nho giáo và văn hóa dân gian của những con người thời bấy giờ.
Phía sau đại đình là hậu cung có tấm biển chạm lộng ba chữ Hán:’’Đại Thánh Miếu” do Tổng đốc Lê Nguyên Trung khi đã về hưu cùng dân làng cung tiến.
Xưa kia, tại đình, hằng năm diễn ra nhiều kỳ lễ quan trọng, trong đó có Kỳ Lễ phúc vào ngày 15 tháng 2 (âm lịch). Hiện nay, lễ chính của đình được tổ chức vào ngày 13 tháng 10 (âm lịch). Với những giá trị to lớn, năm 1996, Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng đình Trung Cần và lăng mộ Tiến sĩ Tống Tất Thắng là Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia theo Quyết định số 51-VH/QĐ, ngày 12 tháng 1 năm 1996. Cùng với đình Hoành Sơn, đình Trung Cần đã trở thành địa chỉ văn hóa tiêu biểu, nằm trong tour tuyến du lịch của Nghệ An, thu hút khách gần xa đến chiêm bái.
Khoảng cách: 670 m
Khoảng cách: 9,22 km
Khoảng cách: 10,31 km
Khoảng cách: 11,19 km
Khoảng cách: 12,46 km
Khoảng cách: 12,51 km
Khoảng cách: 12,51 km
Khoảng cách: 12,64 km
Khoảng cách: 12,94 km
Khoảng cách: 13,12 km
Khoảng cách: 13,37 km
Khoảng cách: 13,47 km
Khoảng cách: 13,49 km
Khoảng cách: 13,53 km
Khoảng cách: 13,59 km
Khoảng cách: 13,68 km
Khoảng cách: 13,77 km
Khoảng cách: 13,79 km
Khoảng cách: 9,80 km
Khoảng cách: 9,88 km
Khoảng cách: 9,92 km
Khoảng cách: 10,13 km
Khoảng cách: 10,16 km
Khoảng cách: 13,27 km
Khoảng cách: 13,56 km
Khoảng cách: 13,67 km
Khoảng cách: 13,97 km
Khoảng cách: 14,08 km
Khoảng cách: 14,46 km
Khoảng cách: 14,47 km
Khoảng cách: 14,49 km
Khoảng cách: 14,64 km
Khoảng cách: 14,72 km
Khoảng cách: 14,76 km
Khoảng cách: 14,77 km
Khoảng cách: 14,85 km
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 1,92 km
Khoảng cách: 3,20 km
Khoảng cách: 5,60 km
Khoảng cách: 6,14 km
Khoảng cách: 6,14 km
Khoảng cách: 6,55 km
Khoảng cách: 7,01 km
Khoảng cách: 7,34 km
Khoảng cách: 7,58 km
Khoảng cách: 7,58 km
Khoảng cách: 7,63 km
Khoảng cách: 8,43 km
Khoảng cách: 8,74 km
Khoảng cách: 9,03 km
Khoảng cách: 9,04 km
Khoảng cách: 9,13 km
Khoảng cách: 9,14 km
Khoảng cách: 13,20 km
Khoảng cách: 13,66 km
Khoảng cách: 13,86 km
Khoảng cách: 13,98 km
Khoảng cách: 14,16 km
Khoảng cách: 14,21 km
Khoảng cách: 14,22 km
Khoảng cách: 14,23 km
Khoảng cách: 14,23 km
Khoảng cách: 14,31 km
Khoảng cách: 14,32 km
Khoảng cách: 14,33 km
Khoảng cách: 14,39 km
Khoảng cách: 14,41 km
Khoảng cách: 14,44 km
Khoảng cách: 14,51 km
Khoảng cách: 14,71 km
Khoảng cách: 14,71 km