Lễ hội đền Nghĩa Sơn – Lễ hội của dân, do dân và vì dân
Lễ hội đền Nghĩa Sơn – Lễ hội của dân, do dân và vì dân
Lễ hội đền Nghĩa Sơn – Lễ hội của dân, do dân và vì dân
Lễ hội đền Nghĩa Sơn – Lễ hội của dân, do dân và vì dân
Lễ hội đền Nghĩa Sơn – Lễ hội của dân, do dân và vì dân
Lễ hội đền Nghĩa Sơn – Lễ hội của dân, do dân và vì dân
Lễ hội đền Nghĩa Sơn – Lễ hội của dân, do dân và vì dân
Lễ hội đền Nghĩa Sơn – Lễ hội của dân, do dân và vì dân
Lễ hội đền Nghĩa Sơn – Lễ hội của dân, do dân và vì dân
Lễ hội đền Nghĩa Sơn – Lễ hội của dân, do dân và vì dân
Lễ hội đền Nghĩa Sơn – Lễ hội của dân, do dân và vì dân
Lễ hội đền Nghĩa Sơn – Lễ hội của dân, do dân và vì dân
Lễ hội đền Nghĩa Sơn – Lễ hội của dân, do dân và vì dân
Lễ hội đền Nghĩa Sơn – Lễ hội của dân, do dân và vì dân
Lễ hội đền Nghĩa Sơn – Lễ hội của dân, do dân và vì dân
Lễ hội đền Nghĩa Sơn – Lễ hội của dân, do dân và vì dân

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Xã Hưng Long, Huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An

Lễ hội đền Nghĩa Sơn – Lễ hội của dân, do dân và vì dân Nói đến văn hoa tâm linh của người Việt không thể không nhắc đến những ngôi đền cổ linh thiêng mang nét đẹp đặc trưng trầm lắng, bày tỏ niềm thành kính biết ơn của người xưa. Trong những ngôi đền nổi tiếng của quê hương Long Xá nói riêng - Hưng Nguyên nói chung ta không thể không nhắc đến Đền Nghĩa Sơn - Một di tích lịch sử biểu hiện sinh động cho những nét giá trị văn hóa lịch sử đặc sắc Đền Nghĩa Sơn - tên Đền được gọi theo tên địa danh của làng Nghĩa Sơn-một làng quê bên bờ sông Lam sống bằng nghề sông nước. Với quan niệm “Vạn vật hữu linh” , “ Đất có Thổ công, sông có hà bá” đền  được cư dân thủy cư Vạn Cồn  xây dựng vào đầu thế kỷ XIX gắn với tín ngưỡng thờ Tam Phủ hội đồng trong đó thờ chính là dòng Thủy Phủ. Đền thờ các nhân vật Liễu Nghị Đại Vương, Thủy Tinh phu nhân, Thủy Phủ Phù Tang... những vị thần mà theo quan niệm của mọi ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Lễ hội đền Nghĩa Sơn – Lễ hội của dân, do dân và vì dân

Nói đến văn hoa tâm linh của người Việt không thể không nhắc đến những ngôi đền cổ linh thiêng mang nét đẹp đặc trưng trầm lắng, bày tỏ niềm thành kính biết ơn của người xưa. Trong những ngôi đền nổi tiếng của quê hương Long Xá nói riêng - Hưng Nguyên nói chung ta không thể không nhắc đến Đền Nghĩa Sơn - Một di tích lịch sử biểu hiện sinh động cho những nét giá trị văn hóa lịch sử đặc sắc

Đền Nghĩa Sơn - tên Đền được gọi theo tên địa danh của làng Nghĩa Sơn-một làng quê bên bờ sông Lam sống bằng nghề sông nước. Với quan niệm “Vạn vật hữu linh” , “ Đất có Thổ công, sông có hà bá” đền  được cư dân thủy cư Vạn Cồn  xây dựng vào đầu thế kỷ XIX gắn với tín ngưỡng thờ Tam Phủ hội đồng trong đó thờ chính là dòng Thủy Phủ. Đền thờ các nhân vật Liễu Nghị Đại Vương, Thủy Tinh phu nhân, Thủy Phủ Phù Tang... những vị thần mà theo quan niệm của mọi người từ trước đến nay  luôn linh ứng bảo vệ và giúp nhân dân trong làng.Tín ngưỡng thờ Thủy Phủ đã để lại nhiều dấu ấn trong đời sống kinh tế và tâm linh của cư dân sông nước, sống bằng nghề chài lưới trong đó có cư dân làng Nghĩa Sơn.

Đền được xây dựng trên một khu đất thiêng thuộc xóm 16 xã Hưng Long nay là xóm Thành Sơn xã Long Xá- Huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An - là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng là cái nôi của phong trào xô viết Nghệ Tĩnh. Đền tọa lạc trên diện tích rộng hơn 654,4 mét vuông. Đây là một vị trí có cảnh quan đẹp, thoáng đãng, với thế đất “Tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ” đã mang lại nhiều may mắn, phúc lộc cho nhân dân trong làng.Cổng ngôi đền hướng ra dòng sông Lam hiền hòa, nước trong xanh đang ngày đêm đổ xuôi về biển. Xung quanh đền là  những ngôi nhà của cư dân Nghĩa Sơn yên bình, bên những ruộng lúa nương ngô bốn mùa xanh mát.

Di tích lịch sử đền Nghĩa Sơn được xây dựng từ thế kỉ 19 và có bố cục chữ J. Từ ngoài vào trong cấu trúc đền được bố trí như sau: Cổng đền, Nghi môn, Sân đền, Bái đường, Hậu cung.

Đền chỉ có một tòa nhưng thờ ba cung và được bố trí thờ dọc và theo thứ tự từ trong ra là. Cung trên cùng là Thượng cung đây là nơi thờ Tam phủ và Thủy Tinh công chúa. Tiếp theo là Trung cung thờ Thánh Đức Thành Hoàng Liễu Nghị Đại Vương. Cung cuối cùng là Hạ cung nơi thờ các liệt vị Thần Tổ và các anh hùng liệt sĩ của quê nhà. Đây cũng chính là cấu trúc  khác biệt giữa Đền Nghĩa Sơn với các đền khác. Theo các bậc cao niên của làng Nghĩa Sơn kể lại thì trước đây đền cũng có ba tòa bố trí thờ ngang như bao ngôi đền khác nhưng do trận lụt, vào ngày 14/9/1889 đền đã bị đã cuốn trôi. Tuy vậy  người dân ở đây vẫn giữ lại được các linh vật của đền và đến những năm 20 của thế kỉ 20 Đền đã được phục dựng lại. Tuy nhiên do điều kiện nên người dân đã  xây dựng  và bố trí  theo lối kiến trúc thờ dọc này.

Về mặt kiến trúc đền được xây dựng bằng các vật liệu cổ truyền dựa theo mô típ kiến thức truyền thống. Các mảng chạm tứ linh, tứ quí của đều được chạm trổ công phu, các chi tiết long, lân, quy, phụng được chạm khắc trên tráp thờ với những kĩ thuật chạm nổi, chạm bong đã tạo nên những đường nét tinh tế sinh động, đầy sức hấp dẫn, thể hiện được tài năng điêu khắc, phản ánh được tư duy sáng tạo, sự tài hòa của các bậc nghệ nhân xứ Nghệ. Bởi vậy dù mới được phục dựng nhưng đền Nghĩa Sơn vẫn mang nét cổ kính, uy nghiêm của một công trình văn hóa tâm linh.

Hiện nay trong đền còn lưu giữ được nhiều tài liệu, hiện vật cổ như kiệu rồng, kiệu long đình, kiệu bành, Ngư hương, Long ngai Đòn võng, đòn kiệu cổ, trương mao tiết, câu đối cổ tại di tích, cùng với bài vị, hương án, đại tự… với các mảng chạm khắc đã thể hiện được ý tưởng thẩm mỹ, phong cách sáng tạo của một thời đạị. Đặc biệt đây là ngôi đền duy nhất dọc ven sông Lam còn lưu giữ được 19 đạo sắc phong bản thần tích chữ Hán cho các nhân vật thờ tại đây của các vị vua thời Nguyễn. Những hiện vật này phải được trân trọng và giữ gìn để con cháu được chiêm ngưỡng bái vọng về tài năng của các bậc tiền nhân.

Di tích lịch sử Đền Nghĩa Sơn không chỉ là một công trình chứa đựng giá trị khoa học thẩm mĩ cao mà còn niềm tự hào của nhân dân trong vùng vì những giá trị lịch sử vô cùng to lớn.  

Tìm hiểu về di tích ta hiểu hơn về quá trình hình thành làng Nghĩa Sơn từ xưa đến nay, đó là kiểu làng nổi của cư dân sống bằng nghề đánh bắt thủy sản.Ta cũng hiểu hơn về lịch sử hình thành phát triển của tín ngưỡng thờ Tam phủ, một tín ngưỡng bản địa của người Việt, nhất là dòng thủy phủ gắn liền với đời sống tâm linh của cư dân sông nước làng Nghĩa Sơn

Đền Nghĩa Sơn còn là nơi gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, đền là nơi tập trung nhân dân trong làng tham gia cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 và cũng trong cuộc biểu tình này, năm ngươi con của làng Nghĩa Sơn đã anh dũng hi sinh, những vị anh hùng này đã được lưu danh cùng sử sách.  Đặc biệt, trong thời kỳ chống Mỹ, đền Nghĩa Sơn là nơi trú ẩn của bộ đội trước khi lên thuyền qua sông, đồng thời cũng là điểm tập kết vũ khí, lương thực để nhân dân vận chuyển bằng thuyền lên vùng trú rét chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Đền cũng là địa điểm đoàn cán bộ miền Nam họp bí mật năm 1966... Với những trang lịch sử hào hùng đền Nghĩa Sơn trở thành một  một biểu tượng cho tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của tình đoàn kết, làm nên sức mạnh quật khởi chống kẻ thù xâm lược và bè lũ tay sai, góp phần giành độc lập tự do cho non sông đất nước.

Đền Nghĩa Sơn cùng với nhân dân trong làng đã có nhiều thành tích xuất sắc nên được Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tặng bằng khen năm 2017 theo quyết định số 52288/QĐ-UBND.

Bên cạnh giá trị lich sử di tích đền Nghĩa Sơn còn có giá trị văn hóa vô cùng đặc sắc. Đây không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng thờ Tam phủ hội đồng đến nay còn bảo lưu được tính nguyên thủy chưa bị ảnh hưởng của tín ngưỡng đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ sau này, mà qua nghiên cứu về tìm ta hiểu thấu đáo hơn về một loại hình tín ngưỡng  của cư dân vùng sông nước.

Hằng năm, vào các ngày 14,15 tháng Hai âm lịch lại diễn ra lễ hội Đền Nghĩa Sơn.  Mặc dù lễ hội đã trải qua các bước thăm trầm của lịch sử nhưng hiện nay  vẫn đã và đang được bà con duy trì thực hiện với nhiều hoạt động phong phú mang đậm nét văn hóa của cư dân sống bằng nghề chài lưới.Vào dịp lễ hội, khách thập phương đều tụ hội về đây. Những người con xa quê cũng cố gắng thu xếp để về thăm quê vào đúng dịp này.

Phần lễ được nhân dân  làng Nghĩa Sơn tổ chức với các lễ như: Lễ Kỳ Phúc – Kỳ Yên – Cầu Ngư Sự, lễ Cầu đồng ...  ca ngợi công đức của các vị Tam phủ, thành hoàng bản cảnh, đồng thời xin các vị Thành hoàng ban phúc, ban lộc cho toàn dân làng. Các nghi thức tế lễ diễn ra rất trang trọng, tôn nghiêm đậm chất cổ truyền.

Hoạt động cầu đồng cũng một trong những nghi lế ở đền nghĩa sơn đang được duy trì trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng nhằm bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa phi vật thể truyền thống như: hát chầu văn, trang phục và âm thanh.

Sau phần lễ tục là phần hội. Ở lễ hội Nghĩa Sơn phần hội luôn được đổi mới với nhiều hoạt động thể thao hấp dẫn, sôi nổi, thu hút sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân cùng du khách, như: đua thuyền. bóng chuyền nam, nữ và các trò chơi dân gian…đặc biệt là hoạt động đua thuyền. Đây là hoạt động tiêu biểu thể hiện được tinh thần đoan kết,  vươn lên hoàn cảnh khó khăn để cố kết cộng đồng trong đời sống sinh hoạt văn hóa của nhân dân xã Hưng Long.

Về tham gia với lễ hội đền Nghĩa Sơn là cách trở về cội nguồn, về với bản sắc văn hóa của cuộc sống cư dân người Việt. Về đây ta sẽ thấy tâm hồn mình như lắng đọng, bình yên hơn giữa cuộc sống xô bồ nhộn nhịp.

Chính những giá trị văn hóa đó: Đền Nghĩa Sơn đã trở thành địa chỉ văn hóa tâm linh, có giá trị giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng, góp phần vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển du lịch ở địa phương trong hiện tại và tương lai.

Với bề dày lịch sử tồn tại hơn hai trăm năm, cùng với nghệ thuật kiến trúc truyền thống và những giá trị thẩm mĩ cao, công trình kiến trúc tâm linh đền Nghĩa Sơn còn mang những giá trị vật thể và phi vật thể đặc sắc. Chính vì lẽ đó  di tích đền Nghĩa Sơn, xã Long Xá  đã được UBND tỉnh Nghệ An xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh tại Quyết định số:  3801/QĐ.UB  ngày 27/8/2018. 

Đền Nghĩa Sơn ngôi đền không chỉ mang vẻ đẹp mộc mạc bình dị, nơi tâm linh, thiêng liêng còn mà còn niềm tự hào của nhân dân trong vùng xã Long Xá.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí