Tham quan chế độ CAMERA
Giá: Miễn phí
Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
Địa chỉ: Xã Hưng Thông, Huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An
KHU LƯU NIỆM ĐỒNG CHÍ LÊ HỒNG PHONG
Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong tại xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An là nơi lưu giữ những dấu ấn thời niên thiếu, từng bước trưởng thành và tham gia hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Hồng Phong.
Đồng chí Lê Hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn, sinh ngày 06 tháng 9 năm 1902 tại làng Đông, tổng Thông Lãng (nay là xóm 10, xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An), trong một gia đình có truyền thống yêu nước, hiếu học. Nổi tiếng thông minh nhưng học xong bậc sơ học, vì cha qua đời, nên Lê Hồng Phong phải nghỉ học xin đi làm công để phụ giúp gia đình. Lê Hồng Phong sớm tiếp xúc với sách báo tiến bộ, tận mắt chứng kiến sự áp bức, bóc lột bất công tàn nhẫn của bọn thực dân phong kiến và sự thống khổ cơ cực của người dân mất nước. Từ đó, đồng chí đã sớm giác ngộ cách mạng và nhanh chóng hòa nhập vào phong trào yêu nước của công nhân Vinh - Bến Thủy.
Đầu năm 1924, đồng chí xuất dương sang Thái Lan và tìm đường sang Quảng Châu (Trung Quốc), rồi được nap vào tổ chức Tâm Tâm Xã, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lựa chọn tham gia lớp huấn luyện chính trị đặc biệt và gửi đi học tại nhiều trường danh giá như: Trường Sĩ quan Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc), Trường Lý luận Quân sự Không quân, Trường Đào tạo phi công Quân sự, Trường Đại học Phương Đông ở Liên Xô.
Tháng 3 năm 1935 tại Đại hội I của Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chức ở Ma Cao (Trung Quốc), đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư. Tháng 7/1935, đồng chí dẫn đầu đoàn đại biểu tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII tại Mát-xcơ-va và được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản.
Tháng 11/1937, đồng chí Lê Hồng Phong bí mật về hoạt động tại Sài Gòn, trực tiếp cùng Trung ương Đảng chỉ đạo phong trào cách mạng. Trong lúc phong trào đấu tranh cách mạng đang lên cao thì ngày 22 tháng 6 năm 1939, đồng chí bị thực dẫn Pháp bắt, kết án 6 tháng tù giam và 3 năm quản thúc. Sau khi mãn hạn tù, chúng buộc đồng chí phải về Nghệ An để theo dõi, giám sát. Tháng 01/1940, đồng chí Lê Hồng Phong bị bắt lần thứ hai, giam tại Khám Lớn - Sài Gòn rồi bị đày ra Côn Đảo. Trong ngục tù thực dân đồng chí vẫn kiên định lý tưởng, lãnh đạo anh em tù nhân chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và anh dũng hi sinh vào trưa ngày 06/9/1942 (tức ngày 26 tháng 7 năm Nhâm Ngọ). Trước lúc đi xa, đồng chí Lê Hồng Phong còn căn dặn: “Nhờ các đồng chí nói với Đảng rằng, tới giờ phút cuối cùng Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng vào thắng lợi vẻ vang của cách mạng”.
Đồng chí Lê Hồng Phong, người con ưu tú của quê hương Nghệ An, học trò xuất sắc của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, vị Tổng Bí thư thứ hai của Đảng, với 40 tuổi đời, hơn 20 năm hoạt động cách mạng liên tục sôi nổi, đồng chí đã hi sinh trọn đời cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Lê Hồng Phong cùng người đồng chí thân thiết, người vợ hiền thảo Nguyễn Thị Minh Khai sẽ sống mãi cùng 1 sông, đất nước, mãi mãi là niềm tự hào, tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo. Di tích Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong được xây dựng trên khuôn viên rộng 3.710m, trước đây bao gồm: Nhà ông Cửu Soạn (gồm nhà lớn, nhà ngang) và nhà của Lê Hồng Phong (gồm nhà lớn, nhà bếp). Nhà của ông Cửu Soạn cấu trúc theo kiểu tiền trụ, mái lợp tranh săng, là nơi Lê Hồng Phong cất tiếng khóc chào đời và sống những năm tháng tuổi trẻ. Nhà của đồng chí Lê Hồng Phong nằm ở góc vườn phía Đông Nam, gồm một nhà lớn 3 gian 2 hồi và một nhà bếp 2 gian lợp bằng tranh săng. Trải qua thời gian lâu dài, tác động của thiên nhiên và biến động của lịch sử, nhà của ông Cửu Soạn bị đem cho người khác ở, còn nhà riêng của Lê Hồng Phong bị bán cho một người dân ở làng khác.
Để tri ân công lao to lớn của Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ, năm 1988, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo ngành Văn hóa – Thông tin phục hồi, tôn tạo lại ngôi nhà trên nền đất cũ và sưu tầm những hiện vật đã bị thất lạc phục vụ cho công tác lưu niệm danh nhân. Ngôi nhà được phục hồi gồm một nhà lớn và một nhà ngang theo quy mô, kiểu kiến trúc của nhà đồng chí Lê Hồng Phong xưa. Ngoài ra trong khuôn viên di tích còn xây dựng thêm một nhà với kiểu kiến trúc hiện đại làm nơi thờ tự gia đình đồng chí Lê Hồng Phong. Ngày 13/3/1990, Bộ Văn hóa đã có Quyết định số 218/QĐ-VH xếp hạng Khu lưu niệm đồng chí Lê Hồng Phong là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Thiết thực kỷ niệm 110 ngày sinh Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, Đàng và Nhà nước đã chấp thuận chủ trương, phê duyệt dự án và đầu tư kinh phí bảo tồn, tôn tạo di tích gốc còn mở rộng diện tích, xây dựng Nhà tưởng niệm và các hạng mục phụ trợ như Nhà trưng bày bổ sung, Nhà đón khách, ao cá…Các hạng mục dự án đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng đúng dịp kỷ niệm 110 ngày sinh danh nhân (06/9/1902 – 06/9/2012) và đang ngày càng phát huy giá trị.
Khoảng cách: 4,31 km
Khoảng cách: 5,80 km
Khoảng cách: 7,02 km
Khoảng cách: 7,02 km
Khoảng cách: 7,04 km
Khoảng cách: 7,79 km
Khoảng cách: 7,93 km
Khoảng cách: 8,04 km
Khoảng cách: 8,12 km
Khoảng cách: 8,20 km
Khoảng cách: 8,24 km
Khoảng cách: 8,33 km
Khoảng cách: 8,35 km
Khoảng cách: 8,49 km
Khoảng cách: 8,59 km
Khoảng cách: 8,67 km
Khoảng cách: 8,75 km
Khoảng cách: 8,98 km
Khoảng cách: 5,45 km
Khoảng cách: 5,57 km
Khoảng cách: 7,67 km
Khoảng cách: 7,95 km
Khoảng cách: 8,07 km
Khoảng cách: 8,47 km
Khoảng cách: 8,60 km
Khoảng cách: 8,87 km
Khoảng cách: 8,88 km
Khoảng cách: 8,92 km
Khoảng cách: 8,96 km
Khoảng cách: 9,04 km
Khoảng cách: 9,18 km
Khoảng cách: 9,19 km
Khoảng cách: 9,28 km
Khoảng cách: 9,36 km
Khoảng cách: 9,42 km
Khoảng cách: 9,48 km
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 3,74 km
Khoảng cách: 4,17 km
Khoảng cách: 5,58 km
Khoảng cách: 5,60 km
Khoảng cách: 5,63 km
Khoảng cách: 5,78 km
Khoảng cách: 5,85 km
Khoảng cách: 5,88 km
Khoảng cách: 5,88 km
Khoảng cách: 5,89 km
Khoảng cách: 6,39 km
Khoảng cách: 7,55 km
Khoảng cách: 7,59 km
Khoảng cách: 7,63 km
Khoảng cách: 7,65 km
Khoảng cách: 8,14 km
Khoảng cách: 8,33 km
Khoảng cách: 8,56 km
Khoảng cách: 8,57 km
Khoảng cách: 8,72 km
Khoảng cách: 8,73 km
Khoảng cách: 8,73 km
Khoảng cách: 8,73 km
Khoảng cách: 8,82 km
Khoảng cách: 8,92 km
Khoảng cách: 8,97 km
Khoảng cách: 9 km
Khoảng cách: 9,12 km
Khoảng cách: 9,14 km
Khoảng cách: 9,15 km
Khoảng cách: 9,16 km
Khoảng cách: 9,25 km