Tham quan chế độ CAMERA
Giá: Miễn phí
Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
Địa chỉ: Xã Hưng Phú, Huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An
NÚI LAM THÀNH
Núi Lam Thành ở xã Hưng Phú, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, được biết với nhiều tên gọi khác nhau: rú Thành, Đồng Trụ Sơn, núi Hùng Sơn, núi Nghĩa Liệt. Do núi nằm sát sông Lam, phía trên núi có xây thành (thành Trương Phụ) nên gọi là núi Lam Thành.
Theo tài liệu khảo sát địa chất, núi Lam Thành được hình thành do quá trình kiến tạo địa tầng cùng với dãy Trường Sơn và một số núi non khác. Núi Lam Thành nổi lên sừng sững giữa vùng đồng bằng trù phú, rộng lớn, bao quanh là những dãy núi kỳ vĩ: núi Đại Hải án ngữ phía Bắc, dãy Hồng Lĩnh che chắn phía Nam, phía Tây được ôm ấp bởi núi Thiên Nhẫn; phía trước, sát chân núi là ngã ba sông, nơi hợp lưu của hai con sông lớn: sông Lam và sông La. Thế sông uốn, núi chầu, cảnh vật sơn thủy hữu tình này rất hiếm nơi có được, tạo cho Lam Thành thành một danh thắng nổi tiếng ở xứ Nghệ, là đề tài cho nhiều nhà thơ và họa sĩ danh tiếng như Vua Lê Thánh Tông, Bùi Dương Lịch sáng tác...
Về lịch sử, núi Lam Thành là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương và dân tộc. Với vị trí chiến lược gần sông, tựa núi, với làng mạc trù phú bao quanh nên suốt thời kỳ dựng nước và giữ nước, Lam Thành luôn giữ vị trí chiến lược. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, Lam Thành là nơi ghi dấu nhiều nhất những sự kiện lịch sử quan trọng.
Từ khi nhà Minh đưa 20 vạn quân sang xâm lược nước ta năm 1406, núi Lam Thành đã bị chiếm giữ. Quân Minh đã xây dựng trên núi này một hệ thống thành lũy kiên cố làm nơi đóng quân, án ngữ các hướng từ trong ra, ngoài vào và cả vùng đồng bằng rộng lớn của Nghệ An, Hà Tĩnh.
Năm 1413, núi Lam Thành ghi dấu sự kiện quan Ngự sử Nguyễn Biểu được Trùng Quang đế sai làm sứ cầu phong, vào dinh của Trương Phụ để thương thuyết nhưng không thành. Sự hi sinh anh dũng đầy khí phách của Nguyễn Biểu là biểu tượng cho tinh thần bất khuất của dân tộc. Để ghi nhớ công lao của Nguyễn Biểu, Nhân dân đã lập đền thờ ông trên núi Lam Thành, gọi là đền An Quốc (Yên Quốc) và đền Nguyễn Biểu dưới chân núi.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của Lê Lợi, Nghệ An được chọn làm nơi đứng chân của nghĩa quân. Lam Thành tiếp tục là điểm quân sự quan trọng mà cả nghĩa quân Lam Sơn và quân Minh đều có quyết tâm đánh và giữ cho bằng được. Trong khi lực lượng nghĩa quân Lam Sơn ngày càng mạnh thì quân Minh ở thành Nghệ An ngày càng bị cô lập. Tháng 02/1427, tướng nhà Minh giữ thành Nghệ An là Thái Phúc trước thư thuyết phục của Nguyễn Trãi đã mở cửa thành ra hàng và đóng góp nhiều kế sách cho Lê Lợi đánh quân Minh. Sau cái chết của ông khi về nước, Lê Lợi tiếc thương, phong cho ông là Tuyên Nghĩa hầu và giao cho dân vùng Lam Thành dựng đền Tuyên Nghĩa tại chân núi Lam Thành để tưởng nhớ công lao. Hơn 2 năm xây dựng lực lượng ở vùng Lam Thành trở thành hậu phương vững chắc, Lê Lợi đã chiêu mộ, luyện tập nghĩa binh tạo thành đại quân hùng hậu đủ sức mạnh vây hãm, tiêu diệt quân Minh ở Nghệ An và tiến quân ra Bắc, giải phóng hoàn toàn đất nước.
Đến cuối thế kỷ XVIII, thành Nghệ An trên núi Lam Thành lại là nơi Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ hội kiến với La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp bàn bạc các sách lược đánh quân Thanh. Trước lúc kéo quân ra Bắc, Vua Quang Trung đã tổ chức một cuộc đại duyệt binh tại núi Lam Thành.
Có thể nói, núi Lam Thành là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử trọng đại gắn với lịch sử chống ngoại xâm hàng nghìn năm của dân tộc. Trong suốt 370 năm, từ đầu thời Hậu Lê (1428) cho đến cuối thời Tây Sơn (1801), Lam Thành cũng là trấn lị của Nghệ An. Với những giá trị lịch sử đó, núi Lam Thành đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia tại Quyết định số 313/QĐ-VH, ngày 19/5/1962.
Khoảng cách: 8,19 km
Khoảng cách: 9,62 km
Khoảng cách: 9,96 km
Khoảng cách: 10,41 km
Khoảng cách: 10,63 km
Khoảng cách: 10,76 km
Khoảng cách: 10,76 km
Khoảng cách: 10,91 km
Khoảng cách: 11,03 km
Khoảng cách: 11,06 km
Khoảng cách: 11,18 km
Khoảng cách: 11,30 km
Khoảng cách: 11,31 km
Khoảng cách: 11,31 km
Khoảng cách: 11,33 km
Khoảng cách: 11,58 km
Khoảng cách: 11,82 km
Khoảng cách: 11,95 km
Khoảng cách: 4,11 km
Khoảng cách: 10,31 km
Khoảng cách: 10,50 km
Khoảng cách: 10,55 km
Khoảng cách: 10,99 km
Khoảng cách: 11,16 km
Khoảng cách: 11,16 km
Khoảng cách: 11,49 km
Khoảng cách: 11,99 km
Khoảng cách: 12 km
Khoảng cách: 12,04 km
Khoảng cách: 12,11 km
Khoảng cách: 12,14 km
Khoảng cách: 12,24 km
Khoảng cách: 12,28 km
Khoảng cách: 12,32 km
Khoảng cách: 12,48 km
Khoảng cách: 12,51 km
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 290 m
Khoảng cách: 1,82 km
Khoảng cách: 5,89 km
Khoảng cách: 6,88 km
Khoảng cách: 7,58 km
Khoảng cách: 9,31 km
Khoảng cách: 9,32 km
Khoảng cách: 9,89 km
Khoảng cách: 10,30 km
Khoảng cách: 10,35 km
Khoảng cách: 10,43 km
Khoảng cách: 10,44 km
Khoảng cách: 10,73 km
Khoảng cách: 10,77 km
Khoảng cách: 10,97 km
Khoảng cách: 10,99 km
Khoảng cách: 11,50 km
Khoảng cách: 11,55 km
Khoảng cách: 11,57 km
Khoảng cách: 11,61 km
Khoảng cách: 11,65 km
Khoảng cách: 11,96 km
Khoảng cách: 11,98 km
Khoảng cách: 12,06 km
Khoảng cách: 12,21 km
Khoảng cách: 12,21 km
Khoảng cách: 12,22 km
Khoảng cách: 12,24 km
Khoảng cách: 12,27 km
Khoảng cách: 12,37 km
Khoảng cách: 12,38 km
Khoảng cách: 12,55 km