Đền thờ trạng nguyên Bạch Liêu
Đền thờ trạng nguyên Bạch Liêu
Đền thờ trạng nguyên Bạch Liêu
Đền thờ trạng nguyên Bạch Liêu
Đền thờ trạng nguyên Bạch Liêu
Đền thờ trạng nguyên Bạch Liêu
Đền thờ trạng nguyên Bạch Liêu
Đền thờ trạng nguyên Bạch Liêu
Đền thờ trạng nguyên Bạch Liêu
Đền thờ trạng nguyên Bạch Liêu
Đền thờ trạng nguyên Bạch Liêu
Đền thờ trạng nguyên Bạch Liêu
Đền thờ trạng nguyên Bạch Liêu
Đền thờ trạng nguyên Bạch Liêu
Đền thờ trạng nguyên Bạch Liêu
Đền thờ trạng nguyên Bạch Liêu
Đền thờ trạng nguyên Bạch Liêu
Đền thờ trạng nguyên Bạch Liêu
Đền thờ trạng nguyên Bạch Liêu
Đền thờ trạng nguyên Bạch Liêu
Đền thờ trạng nguyên Bạch Liêu
Đền thờ trạng nguyên Bạch Liêu
Đền thờ trạng nguyên Bạch Liêu

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Thời gian tham quan tại một điểm: 60 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Địa chỉ: Xã Hưng Phú, Huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An

ĐỀN THỜ TRẠNG NGUYÊN BẠCH LIÊU – HƯNG NGUYÊN Từ Bến Thuỷ (Thành phố Vinh) ngược dòng Lam giang, qua các làng xóm ven đê, chúng ta bắt gặp một ngôi đền thờ có quy mô khiêm tốn, nằm ẩn mình dưới chân núi Lam Thành. Đó là đền thờ Trạng nguyên Bạch Liêu, xã Hưng Phú, huyện Hưng Nguyên. Trạng nguyên Bạch Liêu (1236-1315) người làng Nguyên Xá, huyện Đông Thành (nay là xã Mã Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An). Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu lòng yêu n­ước, cha làm nghề dạy học, bốc thuốc, là ng­ười “tích phúc truyền gia”, lấy nhân nghĩa làm gốc. Thủa nhỏ, Bạch Liêu nổi tiếng thần đồng: 6 tuổi biết đọc, 7 tuổi biết làm thơ, 8 tuổi làm đư­ợc văn bài, 15 tuổi tiếng tăm vang lừng khắp thiên hạ. T­ương truyền “Ông có trí nhớ dai chẳng ai bằng, có cặp mắt lóng lánh, nhãn quan thần lực, đọc sách 10 dòng trong nháy mắt”. Ông đỗ Trạng nguyên năm Thiệu Long thứ 9 (1266), là người khai khoa cho mảnh đất xứ Nghệ. Dù không ra làm quan nhưng ông đã có nhiều ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

ĐỀN THỜ TRẠNG NGUYÊN BẠCH LIÊU – HƯNG NGUYÊN

 

Từ Bến Thuỷ (Thành phố Vinh) ngược dòng Lam giang, qua các làng xóm ven đê, chúng ta bắt gặp một ngôi đền thờ có quy mô khiêm tốn, nằm ẩn mình dưới chân núi Lam Thành. Đó là đền thờ Trạng nguyên Bạch Liêu, xã Hưng Phú, huyện Hưng Nguyên.

Trạng nguyên Bạch Liêu (1236-1315) người làng Nguyên Xá, huyện Đông Thành (nay là xã Mã Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An). Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu lòng yêu n­ước, cha làm nghề dạy học, bốc thuốc, là ng­ười “tích phúc truyền gia”, lấy nhân nghĩa làm gốc. Thủa nhỏ, Bạch Liêu nổi tiếng thần đồng: 6 tuổi biết đọc, 7 tuổi biết làm thơ, 8 tuổi làm đư­ợc văn bài, 15 tuổi tiếng tăm vang lừng khắp thiên hạ. T­ương truyền “Ông có trí nhớ dai chẳng ai bằng, có cặp mắt lóng lánh, nhãn quan thần lực, đọc sách 10 dòng trong nháy mắt”. Ông đỗ Trạng nguyên năm Thiệu Long thứ 9 (1266), là người khai khoa cho mảnh đất xứ Nghệ. Dù không ra làm quan nhưng ông đã có nhiều đóng góp trong việc dạy chữ, rèn người. Đặc biệt, với kế hoạch “Biến pháp tam chương” nổi tiếng, ông đã góp phần xứng đáng vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc chống giặc Nguyên - Mông hồi thế kỷ XIII.

Trạng nguyên Bạch Liêu mất ngày 24 tháng giêng năm Ất Mão (1315), thọ 79 tuổi. Ông đư­ợc vua Trần sắc phong Đ­ương cảnh thành hoàng đại vư­ơng, được Nhân dân lập đền thờ để tưởng nhớ và tôn vinh những đóng góp to lớn của ông với dân, với nước.

Nguyên xưa, khi Trạng nguyên mất, con cháu trong dòng họ đã dựng đền thờ trên núi Động Sơn (thuộc xã Mã Thành, Yên Thành ngày nay). Đến thời Nhà Lê, hổ trong rừng thường xuyên vào làng quấy phá. Thấy ở đây không yên, con cháu quyết định di cư vào làng Phú Điền (xã Hưng Phú) sinh cơ lập nghiệp và chuyển luôn đền thờ Trạng nguyên Bạch Liêu về mảnh đất mới.

Đến nay, đền thờ và lăng mộ của Trạng nguyên Bạch Liêu luôn được con cháu dòng họ Bạch gìn giữ, bảo quản chu đáo. Đây là những công trình văn hoá tâm linh có giá trị, nơi lưu giữ, tưởng niệm vị Trạng nguyên đầu tiên của xứ Nghệ, người đã có nhiều đóng góp cho đất nước dưới triều đại Nhà Trần. Đền thờ Trạng nguyên Bạch Liêu tại xã Hưng Phú - huyện Hưng Nguyên - tỉnh Nghệ An, đã được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia, theo quyết định số 2015/VH-QĐ ngày 16 tháng 12 năm 1993.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí